LSO- Bệnh không nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ mỗi năm một tăng ở nước ta. Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) năm 2002 tỷ lệ tăng huyết áp là 16,32%, ở người tuổi ngoài 50 năm 2006 là 42,30%. Tại Lạng Sơn, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở tuổi trung niên năm 2006 là 31,50%, ở nguời cao tuổi trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là 43,80%, tỷ lệ số người đến khám tại Phòng khám - Quản lý sức khoẻ cán bộ gần 60% là bệnh tăng huyết áp. Đo huyết áp cho người cao tuổi tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tình hình kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm đổi mới đất nước đã có những thay đổi vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đời sống tinh thần và vật chất của người dân đã được cải thiện và ngày càng nâng cao, nhất là là ở khu cực thành thị. Từ chỗ thiếu đói đến chỗ mất cân đối , thừa chất béo trong khẩu...
LSO- Bệnh không nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ mỗi năm một tăng ở nước ta. Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) năm 2002 tỷ lệ tăng huyết áp là 16,32%, ở người tuổi ngoài 50 năm 2006 là 42,30%. Tại Lạng Sơn, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở tuổi trung niên năm 2006 là 31,50%, ở nguời cao tuổi trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là 43,80%, tỷ lệ số người đến khám tại Phòng khám – Quản lý sức khoẻ cán bộ gần 60% là bệnh tăng huyết áp.
Đo huyết áp cho người cao tuổi tại khoa Nội A Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Tình hình kinh tế – xã hội sau hơn 20 năm đổi mới đất nước đã có những thay đổi vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đời sống tinh thần và vật chất của người dân đã được cải thiện và ngày càng nâng cao, nhất là là ở khu cực thành thị. Từ chỗ thiếu đói đến chỗ mất cân đối , thừa chất béo trong khẩu phần ăn, thừa đồ uống có chất cồn không rõ nguồn gốc, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý và một số thói quen có hại đến sức khoẻ, là các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng ở tỉnh ta. Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết về bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng dân cư cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phòng bệnh, điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Là bệnh không nhiễm khuẩn gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên trở ra nguy cơ bị tăng huyết áp rất lớn, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, để tăng cân nhanh, thói quen ăn mặn, uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày, hút nhiều thuốc lá, làm việc căng thẳng, ít hoạt động thể lực là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp. Vì chưa rõ nguyên nhân nên đa số các trường hợp bị tăng huyết áp không thấy có biểu hiện gì khác thường, hoặc khi đo thấy huyết áp có con số 140/90 mmHg vẫn cho là bình thường, đến khi thấy có hiện tượng yếu ½ nguời hoặc đột quỵ mới kiểm tra huyết áp thì con số huyết áp rất cao, khi đó mới điều trị là quá muộn. Không những thế, có trường hợp đau đầu, khó chịu nhưng không kiểm tra huyết áp mà nghĩ đến bệnh khác khi có biến chứng kiểm tra mới biết bị tăng huyết áp. Lại có nhiều trường hợp biết bị tăng huyết áp, nhưng khi được thầy thuốc cho uống thuốc hạ huyết áp con số huyết áp trở về 120/80 mmHg cho là đã khỏi bệnh, mặc dù thầy thuốc hướng dẫn vẫn phải uống thuốc hàng ngày, cách điều trị như vậy hết sức nguy hiểm, bởi vì chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi nên không kiểm tra huyết áp, huyết áp có thể tăng lên rất cao do không được kiểm soát dẫn đến các biến chứng nặng nề hoặc tử vong.
Bác sĩ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh siêu âm chẩn đoán bệnh
Qua tiếp xúc tư vấn, đa số người bị tăng huyết áp hiểu biết rất ít về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là khu vực nông thôn, thậm chí không đo huyết áp bao giờ. Để phòng bệnh và có thái độ đúng đắn khi biết bị tăng huyết áp, người có tuổi nên định kỳ kiểm tra huyết áp, nếu đã bị tăng huyết áp phải đo huyết áp hằng ngày. Đo huyết áp có nhiều cách, có thể tự đo bằng huyết áp thông thường, huyết áp điện tử sau khi đã được hướng dẫn hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Quá trình theo dõi nếu con số huyết áp 140/90 mmHg trong 3 tháng kết hợp với chế độ hoạt động thể lực hợp lý, không ăn mặn, bỏ thuốc lá, không uống rượu, bia, giảm cân (nếu tăng cân) mà huyết áp vẫn không trở lại bình thường thì phải đến các cơ sở y tế kiểm tra để được tư vấn điều trị. Khi đã điều trị thuốc hạ huyết áp, con số huyết áp trở về bình thường vẫn phải duy trì uống thuốc hằng ngày. Nếu qua theo dõi liên tục hằng ngày kết hợp với uông thuốc, hoạt động thể lực hợp lý, chế độ ăn uống thực hiện đúng như trên huyết áp luôn ổn định ở mức 110/70 mmHg trong 6 tháng thì có thể bỏ thuốc hạ huyết áp với điều kiện không mắc các bệnh khác kèm theo như tiểu đường, mỡ máu cao, gút mãn tính, suy giảm chức năng thận…
Bệnh tăng huyết áp có thể phòng tránh được, nếu hiểu biết đầy đủ về các yếu tố nguy cơ của bệnh và khi đã bị bệnh tăng huyết áp thì phải điều trị thường xuyên, để ngăn chặn các biến chứng do bệnh gây ra. Biện pháp dễ thực hiện nhất không tốn kém là mỗi người phải biết con số huyết áp của mình là bao nhiêu? qua tự kiểm tra hoặc kiểm tra ở các cơ sở y tế.
Hoàng Tiến Ninh
Ý kiến ()