Tăng cường quản lý giá ga để bình ổn thị trường
Kể từ đầu năm 2012 đến nay giá ga đã năm lần điều chỉnh. Từ ngày 1-3, giá ga lại lập kỷ lục tăng đến 52 nghìn đồng/bình 12 kg, gây bất ngờ cho người tiêu dùng.Giá ga tăng chưa hợp lýLý giải nguyên nhân ga bị đẩy giá liên tục, Hiệp hội ga Việt Nam cho rằng, giá ga nhập khẩu trong tháng 2 đã tăng mạnh 125 USD/tấn từ mức 880 USD/tấn lên 1.025 USD/tấn do tình hình căng thẳng ở I-ran khiến giá dầu thô không ổn định, đồng thời thuế nhập khẩu cũng đã tăng từ 2% lên 5% trong tháng 1. Còn theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hai tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ ga tăng khoảng 19% so với cùng kỳ. Nhu cầu ga trong tháng 2-2012 khoảng 221,837 tấn, trong đó sản xuất nội địa đáp ứng khoảng 56%. Riêng tổng sản lượng mà Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Ga) dự kiến cung cấp cho thị trường trong tháng 2 khoảng 106.000 tấn (trong đó khoảng 42.800 tấn ga sản xuất ở Nhà máy Dinh Cố và 63.400 tấn ga nhập khẩu), đáp ứng khoảng 48% nhu...
Giá ga tăng chưa hợp lý
Lý giải nguyên nhân ga bị đẩy giá liên tục, Hiệp hội ga Việt Nam cho rằng, giá ga nhập khẩu trong tháng 2 đã tăng mạnh 125 USD/tấn từ mức 880 USD/tấn lên 1.025 USD/tấn do tình hình căng thẳng ở I-ran khiến giá dầu thô không ổn định, đồng thời thuế nhập khẩu cũng đã tăng từ 2% lên 5% trong tháng 1. Còn theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hai tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ ga tăng khoảng 19% so với cùng kỳ. Nhu cầu ga trong tháng 2-2012 khoảng 221,837 tấn, trong đó sản xuất nội địa đáp ứng khoảng 56%. Riêng tổng sản lượng mà Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Ga) dự kiến cung cấp cho thị trường trong tháng 2 khoảng 106.000 tấn (trong đó khoảng 42.800 tấn ga sản xuất ở Nhà máy Dinh Cố và 63.400 tấn ga nhập khẩu), đáp ứng khoảng 48% nhu cầu cả nước. Việc giá ga tăng cao và tăng liên tục đã khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi: Cơ quan quản lý có vai trò gì trong việc quản lý một trong những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đời sống dân sinh?
Không nằm trong mặt hàng Nhà nước định giá, theo quy định, ga thuộc diện Nhà nước quản lý nên doanh nghiệp phải đăng ký giá nếu muốn điều chỉnh giá. Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý, kinh doanh khí hóa lỏng (ga) có hiệu lực từ ngày 15-1-2010 nhưng thực tế vẫn chưa góp phần bình ổn được giá ga bán lẻ trong nước. Để có được những giải pháp hữu hiệu bình ổn giá ga, chúng ta cần làm rõ những nguyên nhân cơ bản làm tăng giá ga trong thời gian qua, đó là:
Hiện Việt Nam nhập khẩu ga gần 60% và sản xuất trong nước hơn 40% để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy, phải chấp nhận một thực tế giá ga ở Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá thị trường thế giới, trong khi đó, giá ga thế giới liên tục biến động lớn. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các công ty kinh doanh ga trong nước không chủ động tăng lượng nhập khẩu để giữ giá bán lẻ khi dự đoán được xu thế tăng giá của giá ga thế giới, nhất là trong những tháng mùa đông? Nhiều doanh nghiệp ga cho rằng, nguyên nhân là do kho tồn chứa của nhiều doanh nghiệp hiện nay khá nhỏ, chỉ có sức chứa vài nghìn tấn ga. Bên cạnh đó, ga là mặt hàng không bắt buộc phải có lượng hàng tồn kho 30 ngày như xăng dầu nên các doanh nghiệp cũng ít mua dự trữ. Quan trọng hơn, các nhà cung cấp trên thị trường thế giới cũng không chấp nhận các đơn hàng có số lượng tăng đột biến so với tháng trước đó. Do vậy, giá ga trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào giá CP trên thị trường thế giới.
Giá nhập khẩu tăng thì giá bán lẻ tăng là điều hiển nhiên, nhưng điều đáng nói ở đây là khi giá ga thế giới tăng, thì giá bán lẻ trong nước đều tăng theo với mức cao hơn . Cụ thể, tháng 1 giá CP tăng 85 USD/tấn (tương đương gần 1.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 2.000 đồng/kg; tháng 2 giá CP tăng 145 USD/tấn (tương đương khoảng 3.000 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 3.500 đồng/kg; tháng 3 giá CP tăng 180 USD/tấn (tương đương gần 3.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng hơn 4.300 đồng/kg. Mức tăng cao hơn giá nhập khẩu thì lợi nhuận của nhà phân phối ngày càng cao, cách biệt so với giá gốc.
Theo tính toán của một số nhà chuyên môn, nếu tại thời điểm với giá ga thế giới là 1.025 USD/tấn, cộng với các khoản thuế, phí vận chuyển, bảo hiểm, lợi nhuận cho nhà xuất khẩu thì mỗi kg ga về đến cảng tại TP Hồ Chí Minh có giá thành khoảng 25 nghìn đồng/kg. Tương đương mỗi bình ga 12 kg có mức giá 300 nghìn đồng. Các doanh nghiệp tính toán tiếp các khoản chi phí vận chuyển từ cảng về kho, chi phí chiết nạp, nhân công, khấu hao vỏ bình, lợi nhuận doanh nghiệp thì một bình ga giao đến tổng đại lý được đẩy lên đến 380 đến 387 nghìn đồng/bình. Từ tổng đại lý đến cửa hàng bán lẻ bán đến tay người tiêu dùng lên 425 đến 460 nghìn đồng/bình tùy hãng. Như vậy, với một bình ga 12 kg doanh nghiệp đầu mối hưởng lợi khoảng 40 nghìn đồng, tổng đại lý hưởng từ năm đến sáu nghìn đồng và đại lý bán lẻ hưởng từ 40 đến 50 nghìn đồng. Theo các chuyên gia, mức chênh lệch quá lớn giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ trong nước từ 125 đến 160 nghìn đồng/bình 12 kg là không hợp lý, khó chấp nhận. Cách tính chi phí kinh doanh cao cũng như khâu trung gian được hưởng lợi lớn đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đúng ra giới kinh doanh chỉ nên chia sẻ phần lợi nhuận khoảng 50 nghìn đồng/bình 12 kg, còn phần chênh lệch nên trả lại cho người tiêu dùng mới hợp lý.
Mức chiết khấu cho đại lý bán lẻ quá cao là một trong các yếu tố đẩy giá ga lên cao. Hiện mức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý được hưởng từ 40 đến 50 nghìn đồng/bình 12 kg, nếu có DN nào không đáp ứng được mức chiết khấu này thì lập tức sẽ bị các đại lý gây sức ép dọa chuyển sang làm đại lý cho DN khác, dẫn đến mất thị phần. Tại TP Hồ Chí Minh, từ năm 2005 do ngừng cấp giấy phép mới đối với đại lý kinh doanh ga nên nhiều hãng ga phải”chiều” các đại lý. Trước đây một đại lý có thể nhận phân phối cho hàng chục thương nhân nhưng hiện rút xuống còn ba, như vậy bảy thương nhân còn lại sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để giành giật đại lý, dẫn đến tình trạng tăng chiết khấu. Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý kinh doanh ga quy định:”Các đại lý ga chỉ được làm đại lý cho ba thương nhân kinh doanh ga đầu mối (tức ba nhãn hiệu ga). Đơn vị kinh doanh ga phải bán đúng giá niêm yết do nhà phân phối công bố”. Tuy nhiên trên thực tế nhiều đại lý nhậỰn hàng của cả chục nhãn hiệu ga nhưng chưa niêm yết giá nghiêm chỉnh. Việc các công ty ga tăng chiết khấu cho đại lý trong giai đoạn này thực chất là một thủ thuật để cạnh tranh, giành hệ thống phân phối.
Ga thuộc diện Nhà nước quản lý nên doanh nghiệp phải đăng ký giá. Khi điều chỉnh giá phải giải thích lý do và gửi thông báo mỗi khi tăng, giảm giá theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn vi phạm các quy định về tăng giá. Trên thực tế hầu hết các công ty đều tăng giá theo kiểu”tiền trảm hậu tấu”, cá biệt có đơn vị chưa nộp hồ sơ đăng ký tăng giá đợt 1 đã tăng giá đợt 2, có đơn vị bị phạt, nhưng mức phạt không thấm vào đâu so với lợi nhuận mà DN nhận được.
Giá ga tăng liên tục do các doanh nghiệp đầu mối và đại lý ấn định giá nào thì người tiêu dùng chỉ biết giá đó. Bộ Tài chính chỉ kiểm soát giá ga thông qua đăng ký giá của DN, chứ chưa kiểm tra xem xét cơ cấu và từng yếu tố hình thành giá đã hợp lý hay chưa ? Theo Nghị định 107 của Chính phủ, các DN đầu mối được quyết định giá nhưng phải có sự kiểm soát của Hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước. Giá ga tăng mạnh là do các DN và đại lý chưa chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng, luôn giữ mức lợi nhuận khá cao. Trong tình hình giá cả thị trường như hiện nay, thu nhập của người lao động không được cải thiện, thì việc ga tăng giá mạnh đang khiến người tiêu dùng lo lắng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng chỉ số giá tiêu dùng tháng 3. Trong bối cảnh như vậy cơ quan chức năng cần phải có biện pháp cấp bách thực hiện trách nhiệm quản lý.
Giải pháp bình ổn thị trường ga
Đối với các sản phẩm mà chúng ta phải nhập khẩu với số lượng lớn như mặt hàng ga thì thuế và giá là hai công cụ quan trọng để bình ổn giá. Trước tình hình giá ga thế giới tăng cao, để giảm bớt tác động của giá thị trường thế giới đến thị trường trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2012/TT-BTC ngày 2-3-2012 về hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2711 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, theo đó mức thuế suất thuế nhập khẩu ga được giảm từ 5% xuống còn 0%, có hiệu lực kể từ ngày ký. Đây là một biện pháp cần thiết, mức giảm thuế là hợp lý nhưng hơi muộn.
Tuy ga là mặt hàng thiết yếu nhưng không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá. Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá, bảo đảm tính hợp lý để hình thành giá bán theo công thức giá bán lẻ trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với một số chi phí và lợi nhuận hợp lý.
Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá đối với mặt hàng này tại các cơ sở đại lý, nếu có dấu hiệu đầu cơ, nâng giá bất hợp lý, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định 47. Kiểm tra công tác đăng ký, kê khai giá và thực hiện bán theo giá đăng ký xem xét việc tăng giá đột biến có hợp lý không. Trước mắt, tập trung kiểm tra tại các công ty, sau đó sẽ triển khai rộng ra các đại lý, cửa hàng kinh doanh ga, qua đó chấn chỉnh tình trạng tăng giá tùy tiện, bảo đảm người tiêu dùng được mua ga đúng giá. Trường hợp tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn, nếu phát hiện thu lời bất chính do việc tự tăng giá thì sẽ bị thu hồi các khoản tiền chênh lệch. Cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin về giá ga nhập khẩu làm căn cứ đối chiếu kiểm soát giá đăng ký của các doanh nghiệp.
Phía DN cần công bố công khai bảng tính giá ga để người tiêu dùng giám sát. Để thực hiện bình ổn giá ga sẽ tập trung tìm biện pháp tiết giảm ở khâu chi phí chiết khấu giữa doanh nghiệp và đại lý bảo đảm tính hợp lý. Các doanh nghiệp cần tính toán để giảm bớt chi phí ở các khâu trung gian, ổn định mức chiết khấu, và cơ quan tài chính sẽ quản lý các mức chiết khấu này. Cần kiểm tra thường xuyên các nhà sản xuất có thực hiện đúng quy định của Nhà nước là các nhà máy phải dự trữ đủ lượng ga lưu thông trong bảy ngày, các tổng đại lý phải dự trữ lưu thông ít nhất ba ngày.
Cùng với việc kiểm soát chất lượng và giá ga, với thực tế vừa qua có hành vi tăng giá ga lặp đi lặp lại nhiều lần cùng vào thời điểm, do vậy, cơ quan chức năng cần thu nhập số liệu, xem xét, đánh giá thực trạng tăng giá thời gian vừa qua để làm rõ các DN có dấu hiệu bắt tay nhau tăng giá hay không.
Theo Nhandan
Ý kiến ()