Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ha-i-ti
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CH Ha-i-ti Lô-răng Xan-va-đo La-mốt đã đến Hà Nội thăm chính thức nước ta. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu của người đứng đầu Chính phủ Ha-i-ti, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ha-i-ti.Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Ha-i-ti cũng như với nhiều nước ở khu vực Mỹ la-tinh đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, là minh chứng thể hiện sinh động và kết quả của đường lối đối ngoại đúng đắn, rộng mở và chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.Nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, với diện tích 27.750 km2, dân số hơn 9,8 triệu người, Ha-i-ti có nền...
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Ha-i-ti cũng như với nhiều nước ở khu vực Mỹ la-tinh đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, là minh chứng thể hiện sinh động và kết quả của đường lối đối ngoại đúng đắn, rộng mở và chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, với diện tích 27.750 km2, dân số hơn 9,8 triệu người, Ha-i-ti có nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ (chiếm 59,2% GDP) và nông nghiệp (25%). Các sản phẩm nông nghiệp chính là cà-phê, mía, chuối, ngô, lúa gạo. Công nghiệp chiếm tỷ trọng 16% GDP, với các ngành chính là chế biến thực phẩm, luyện kim, dệt may, chế tạo máy…
Trận động đất kinh hoàng, mạnh 7 độ rích-te, đầu năm 2010 đã cướp đi hơn 220 nghìn sinh mạng và khiến hơn một triệu người Ha-i-ti phải mất nhà cửa, đẩy đất nước Ha-i-ti vào tình trạng khó khăn chồng chất. Hiện nay, Ha-i-ti vẫn phải gồng mình vật lộn với những khó khăn do hậu quả nặng nề của động đất gây ra. Năm 2011, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và nỗ lực khắc phục khó khăn, tái thiết đất nước của Chính phủ Ha-i-ti, kinh tế bắt đầu phục hồi với mức tăng trưởng đạt 5,6% (năm 2010 là âm 5,4%). GDP năm 2011 đạt 7,38 tỷ USD; xuất khẩu trị giá 721 triệu USD…
Ha-i-ti thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng hóa và mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Mỹ la-tinh. Những năm gần đây, Chính phủ Ha-i-ti quan tâm phát triển hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế, như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS), Cộng đồng Ca-ri-bê (CARICOM)…
Việt Nam và Ha-i-ti thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 9-1997. Đại sứ quán nước ta tại Cu-ba kiêm nhiệm tại Ha-i-ti. Do điều kiện khó khăn về tình hình chính trị, an ninh, kinh tế của Ha-i-ti và khoảng cách địa lý nên quan hệ Việt Nam – Ha-i-ti còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đã khởi sắc, nhưng còn ở mức khiêm tốn. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt khoảng 40 triệu USD, tăng mạnh so 11 triệu USD năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 19 triệu USD. Năm 2010, Tập đoàn Viettel và Tổng công ty Truyền thông Ha-i-ti (Teleco S.A) thành lập liên doanh viễn thông NATCOM S.A với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (Viettel góp 60%) và đã đi vào hoạt động từ tháng 9-2011, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước. Ha-i-ti là thị trường tiềm năng đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam về nông nghiệp, viễn thông, xây dựng, dệt may, điện tử gia dụng… Hai nước duy trì tốt quan hệ, phối hợp và dành cho nhau sự ủng hộ tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Ha-i-ti L.La-mốt nhằm trao đổi phương hướng và các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt và trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Chúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng L.La-mốt thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Ha-i-ti lên bước phát triển mới, vì lợi ích thiết thực của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()