Tăng cường phòng, chống nhập lậu gia cầm qua biên giới
Hôm qua (26/10), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới với sự tham gia của 32 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đến dự và chỉ đạo Hội nghị.Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần phát biểu chỉ đạo Hội nghị (Ảnh: H.A)Tại Hội nghị ý kiến của các đại biểu đều khẳng định, việc nhập lậu gia cầm qua biên giới không được kiểm dịch đã gây tác hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi nước ta, không chỉ khiến dịch bệnh lây lan nhanh mà còn làm ảnh hưởng tới nền kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay gia cầm được nhập lậu vào nước ta đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là gia cầm từ Trung Quốc. Các chủng loại nhập lậu bao gồm gà đẻ loại thải, gà con giống 1-15-21 ngày tuổi, vịt choai để nuôi thịt, trứng giống, trứng ấp gần nở và nội tạng...Đáng...
Hôm qua( 26/10), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới với sự tham gia của 32 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần phát biểu chỉ đạo Hội nghị (Ảnh: H.A) |
Tại Hội nghị ý kiến của các đại biểu đều khẳng định, việc nhập lậu gia cầm qua biên giới không được kiểm dịch đã gây tác hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi nước ta, không chỉ khiến dịch bệnh lây lan nhanh mà còn làm ảnh hưởng tới nền kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay gia cầm được nhập lậu vào nước ta đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là gia cầm từ Trung Quốc. Các chủng loại nhập lậu bao gồm gà đẻ loại thải, gà con giống 1-15-21 ngày tuổi, vịt choai để nuôi thịt, trứng giống, trứng ấp gần nở và nội tạng…
Đáng chú ý nhập lậu gia cầm diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh biên giới, trong đó điển hình là tại cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Theo thống kê, bình quân mỗi năm, gà đẻ loại thải nhập lậu vào Việt Nam có thể từ 70 đến 100 nghìn tấn và khoảng 15- 30 triệu con gia cầm giống thương phẩm các loại. Đặc biệt vào thời kỳ cao điểm, lượng nhập lậu gia cầm có thể lên tới 100- 200 tấn/ngày khiến cho việc kiểm soát vô cùng khó khăn.
Trước thực trạng này, đại diện các địa phương cho rằng, ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm qua biên giới là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Theo ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, muốn hạn chế được dịch bệnh trên gia cầm cần phải giải bài toán về nhập lậu gia cầm. Thực tế, gia cầm nhập lậu qua biên giới không được kiểm soát dịch nên nguy cơ bùng phát dịch là khó tránh khỏi. Tiến hành nhiều mẫu xét nghiệm cho thấy, mẫu vi rút cúm gia cầm ở Việt Nam tương đồng với các mẫu vi rút cúm gia cầm của Trung Quốc. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát liên ngành kiên quyết xử lý, tịch thu phương tiện vận chuyển gia cầm nhập lậu, tiêu huỷ và xử phạt nặng các trường hợp buôn lậu, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm.
Thực tế hiện nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn xảy ra trên diện rộng và diễn biến rất phức tạp. Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay có xu hướng trở thành dịch địa phương. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 200 nghìn con gia cầm mắc dịch và phân bố ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Nguyên nhân để xảy ra tình hình dịch là do một số địa phương tiêm phòng vắc xin không triệt để, cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh còn chậm và có nơi còn giấu dịch, sự chỉ đạo chưa quyết liệt nên dẫn đến khi dịch đã lan rộng mới tăng cường công tác dập dịch vừa tốn thời gian và cả kinh phí để dập dịch.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, việc nhập lậu gia cầm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh gia cầm lây lan nhanh. Trong 2 năm qua liên lục xuất hiện vi rút gia cầm mới gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch, do đó các địa phương cần đẩy mạnh việc kiểm soát gia cầm nhập lậu.
“Thực tế tình trạng nhập lậu gia cầm hoàn toàn có thể giải quyết được chỉ có điều các địa phương có làm quyết liệt hay không, cần phải nghiêm túc kiểm điểm, xử lý các cán bộ thoái hóa, biến chất tiếp tay cho các đầu nậu, có như vậy mới góp phần ngăn chặn được tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm vào Việt Nam” – Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()