Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông
Nằm trong khuôn khổ Mạng lưới học tập từ xa toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngày 14/6, Hội thảo “Tài chính phát triển cơ sở hạ tầng giao thông" đã được tổ chức qua cầu truyền hình kết nối với các đầu cầu tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nepal.Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (IFT), Trung tâm tài chính và phát triển châu Á - Thái Bình Dương (AFDC), Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), Trung tâm Phát triển học tập Tokyo phối hợp tổ chức.Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Baohaiquan)Tại hội thảo TS Phạm Đức Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết với mục tiêu đảm kết bảo kết nối các trung tâm kinh tế lớn bằng hệ thống giao thông đồng bộ, Việt Nam luôn đặt việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là bước đột phá chiến lược, là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế. Trong những năm qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao...
Nằm trong khuôn khổ Mạng lưới học tập từ xa toàn cầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngày 14/6, Hội thảo “Tài chính phát triển cơ sở hạ tầng giao thông” đã được tổ chức qua cầu truyền hình kết nối với các đầu cầu tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nepal.
Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (IFT), Trung tâm tài chính và phát triển châu Á – Thái Bình Dương (AFDC), Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), Trung tâm Phát triển học tập Tokyo phối hợp tổ chức.
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Baohaiquan) |
Tại hội thảo TS Phạm Đức Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết với mục tiêu đảm kết bảo kết nối các trung tâm kinh tế lớn bằng hệ thống giao thông đồng bộ, Việt Nam luôn đặt việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là bước đột phá chiến lược, là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong những năm qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, tạo dựng tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cụ thể, đường quốc lộ đã hoàn thành nâng cấp 14.000km, đường cao tốc xây dựng được 150km, năng lực của cảng hàng không cũng lên tới hơn 40 triệu hành khách, càng biển có thể thông qua 300 triệu tấn hàng, trục đường sắt Bắc – Nam trên 1.700km đã rút ngắn thời gian từ 42 giờ xuống còn 29 giờ…
Cũng theo ông Hồng, hiện nay Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như: miễn, giảm thuế đất, thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu…điều này sẽ tạo ra những cơ hội hấp dẫn, tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam trong thời gian tới.
Qua cầu truyền hình, Ông Koichi Miyake, Cố vấn Dự án giao thông quốc tế – Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cho rằng các nước đang phát triển nên chú trọng xây dựng chương trình hợp tác công – tư (PPP) một cách hợp lý bởi rất khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân có thể mua toàn bộ vốn bao gồm cả chi phí đất cũng như chi phí xây dựng, việc hỗ trợ công nên tập trung vào vốn đầu tư.
Còn theo TS Li Chen, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Sở Tài chính Thượng Hải, Trung Quốc thì bài học cần rút ra ở đây chính là cần tăng cường các cơ chế quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị; thiết lập một quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị bền vững; đa dạng hóa các nguồn tài trợ, đạt được sự đồng thuận xã hội và ổn định kinh tế về biểu phí; phân bổ rủi ro cho các bên liên quan một cách hợp lý.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()