Tăng cương hiệu quả trong hợp tác khu vực tại Việt Nam
Ngày 24/7 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) buổi làm việc nhằm cải thiện công tác lập kế hoạch đầu tư công và điều phối hội nhập hợp tác khu vực (RCI) tại Việt Nam.
Ngày 24/7 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) buổi làm việc nhằm cải thiện công tác lập kế hoạch đầu tư công và điều phối hội nhập hợp tác khu vực (RCI) tại Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Ảnh: diendandautu.vn) |
Tại buổi làm việc, đại diện từ các cơ quan bộ ngành trung ương, các tỉnh và các đối tác phát triển đã thảo luận những vấn đề, thách thức cản trở sự phối hợp và công tác lập kế hoạch đầu tư hiệu quả cho các hoạt động RCI, và thống nhất về mục tiêu, cách tiếp cận, những hoạt động chính và kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư công liên quan tới những sáng kiến RCI.
Theo đó, để giúp Chính phủ Việt Nam cải thiện công tác điều phối các hoạt động RCI và tăng cường năng lực cho công tác lập kế hoạch đầu tư hợp tác vùng, tối đa sự đóng góp của RCI cho các mục tiêu phát triển quốc gia, tháng 12 năm 2012, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phê duyệt một dự án hỗ trợ kỹ thuật (TA) do Quỹ Giảm nghèo của Nhật Bản tài trợ với nguồn vốn tương đương 800.000 đô la Mỹ.
Ông Hiroyki Kato, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho rằng, những hỗ trợ từ phía Nhật Bản trong các vấn đề kỹ thuật đã thể hiện một cách sâu sắc những cam kết của Nhật Bản đối với việc giúp tăng cường công tác điều phối những sáng kiến vùng và tiểu vùng ở các quốc gia vùng Mê Kông.
Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam tham gia nhiều sáng kiến RCI, nhưng những hạn chế trong điều phối, chia sẻ thông tin và năng lực thực hiện đã giảm tính bổ sung và hiệu quả chung giữa và trong các chương trình và dự án RCI, gây ảnh hưởng tới thành tựu mong đợi và hiệu quả của đầu tư công.
ông Hiroyki Kato cũng cho rằng, RCI là một trong những yếu tố của chiến lược phát triển trong trung hạn của Việt Nam và hiệu quả của đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước yêu cầu lớn về cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội.
Theo bà Yumiko Tamura, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp của ADB: “Đây là một trong những nhiệm vụ khá khó khăn, nhưng thực sự là cần thiết nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu đặt ra theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo ra những sức mạnh tổng hợp của phát triển kinh tế trong khuôn khổ những sáng kiến tiểu vùng khác nhau”.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()