Thời gian qua, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước quan tâm đầu tư lớn về vốn, đất đai và nhiều ưu đãi khác để phát triển sản xuất, kinh doanh. Một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không tương xứng với vị trí, vai trò của mình. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành hiệu quả thấp, lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ kéo dài.Hiện nay, các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước mới chỉ tập trung vào việc phân loại, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, mà chưa chú trọng đến nội dung giám sát tài chính doanh nghiệp theo quy định. Do đó đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước có vi phạm trong quản lý vốn và tài sản, nhưng chưa kịp thời...
Thời gian qua, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước quan tâm đầu tư lớn về vốn, đất đai và nhiều ưu đãi khác để phát triển sản xuất, kinh doanh. Một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không tương xứng với vị trí, vai trò của mình. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành hiệu quả thấp, lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Hiện nay, các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước mới chỉ tập trung vào việc phân loại, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, mà chưa chú trọng đến nội dung giám sát tài chính doanh nghiệp theo quy định. Do đó đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước có vi phạm trong quản lý vốn và tài sản, nhưng chưa kịp thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh. Chưa có quy định cụ thể và phân biệt rõ trách nhiệm của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chưa có chế tài xử lý đối với các vi phạm trong việc giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp.
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu về vốn, về các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, về đầu tư công…, nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, trả được vốn vay trong và ngoài nước. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước. Cần tăng cường giám sát đánh giá định kỳ, kịp thời cảnh báo các dấu hiệu yếu kém của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý phù hợp. Sớm bổ sung các quy định giám sát về tài chính, ban hành các tiêu chí giám sát tài chính cụ thể tại doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp và của cơ quan quản lý nhà nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()