Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường
Ngày 2-4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Quyết định số 64). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo các tỉnh, thành phố (qua cầu truyền hình). Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện Quyết định 64 được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I đến 2007, tiến hành xử lý dứt điểm đối với 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giai đoạn II (2008-2012) tiến hành xử lý triệt để đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở khác mới phát sinh.Tính đến nay đã có 338 cơ sở trong tổng số 439 cơ sở (giai đoạn I) đã hoàn thành các biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm...
Ngày 2-4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Quyết định số 64). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo các tỉnh, thành phố (qua cầu truyền hình). Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện Quyết định 64 được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I đến 2007, tiến hành xử lý dứt điểm đối với 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giai đoạn II (2008-2012) tiến hành xử lý triệt để đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở khác mới phát sinh.
Tính đến nay đã có 338 cơ sở trong tổng số 439 cơ sở (giai đoạn I) đã hoàn thành các biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 77%); 101 cơ sở còn lại đang triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm, chiếm 23%.
Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện Quyết định 64 chậm là do từ năm 2006 đến nay ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 75 dự án xử lý triệt để chỉ đáp ứng 10% nhu cầu thực tế; trình độ công nghệ xử lý môi trường còn thấp; các cơ chế chính sách hỗ trợ cơ sở thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tuy đã được ban hành song chậm được triển khai; một số địa phương chưa tích cực trong việc xã hội hóa các nguồn vốn cho công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm…
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ động phối hợp lực lượng cảnh sát môi trường, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm cả việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp lý để hỗ trợ việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm; đầu tư, đổi mới công nghệ xử lý chất thải; tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường nói chung, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nói riêng; có cơ chế phù hợp giữa sở tài nguyên và môi trường của các tỉnh, thành phố với ban quản lý các khu công nghiệp trong việc xử lý chất thải; phát huy hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông, công khai danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chây ỳ trong việc đổi mới công nghệ xử lý nước thải, và di dời khỏi các thành phố, khu dân cư.
Theo Nhandan

Ý kiến ()