LSO-Kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, trong các chủ trương đường lối của Đảng thì công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, bởi lẽ sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh to lớn, sức mạnh vô địch. Nhưng để tập hợp được sức mạnh đó phải có một chủ trương, đường lối, quan điểm rõ ràng, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân và xu hướng phát triển của thời đại qua từng thời kỳ, giai đoạn của cách mạng. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định, chứng minh điều đó. Công tác dân vận của Đảng gắn chặt với sự ra đời và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã coi trọng hàng đầu đến công tác vận động quần chúng. Tháng 10-1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Đảng đã thông qua hàng loạt các án Nghị quyết...
LSO-Kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, trong các chủ trương đường lối của Đảng thì công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, bởi lẽ sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh to lớn, sức mạnh vô địch. Nhưng để tập hợp được sức mạnh đó phải có một chủ trương, đường lối, quan điểm rõ ràng, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân và xu hướng phát triển của thời đại qua từng thời kỳ, giai đoạn của cách mạng. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định, chứng minh điều đó. Công tác dân vận của Đảng gắn chặt với sự ra đời và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã coi trọng hàng đầu đến công tác vận động quần chúng. Tháng 10-1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Đảng đã thông qua hàng loạt các án Nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, Cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế… Ngày 15-10-1930, được Bộ Chính trị (Khóa VIII) lấy làm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.
Cán bộ khuyến nông tỉnh hướng dẫn bà con nông dân xã
Tú Đoạn (Lộc Bình) trồng khoai lang giống mới – Ảnh: Duy Hà
Trải qua chặng đường lịch sử 82 năm, công tác vận động quần chúng luôn được Đảng xác định là công tác có ý nghĩa chiến lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, trải qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, ngành, địa phương ngày càng nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác dân vận đối với quá trình xây dựng, phát triển phong trào quần chúng cách mạng, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi khả năng đóng góp của nhân dân cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Tại tỉnh ta, ngay từ khi ra đời, các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên, sau này là Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận. Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân vận, các thế hệ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng kiên trì, bền bỉ hoạt động, góp phần quan trọng cùng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn làm nên những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trên chặng đường lịch sử 82 năm qua, có lúc, có nơi công tác dân vận chưa được coi trọng đúng mức. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại”. Để khẳng định vai trò quan trọng của công tác dân vận, ngày 27/3/1990, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 8 (khóa VI) ra Nghị quyết 8B về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Nghị quyết chỉ rõ “Từ khi Đảng lãnh đạo chính quyền trong phạm vi cả nước, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân bị giảm sút, có lúc có nơi khá nghiêm trọng… một bộ phận cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, chuyên quyền độc đoán, ức hiếp nhân dân, tham ô hối lộ, sống xa hoa lãng phí…”. Ngày 25-02-2010, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 290-QĐ/TW; Quyết định số 1536-QĐ/TU, ngày 23/8/2012 của Tỉnh ủy Lạng Sơn ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong đó quy định “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ngày 24-02-2012, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW, về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Chỉ thị chỉ rõ về nội dung kiểm điểm “Các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo các nội dung: Về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và từng đảng viên, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái…”. Chỉ thị đã được quần chúng nhân dân hết sức quan tâm. Nghị quyết 8B; Quyết định 290; Chỉ thị số 15 của TW Đảng đã tạo ra sự chuyển biến mới về tư tưởng, nhận thức, nội dung và phương thức dân vận của cả hệ thống chính trị, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Làm đường giao thông nông thôn ở xã Tú Đoạn (Lộc Bình) – Ảnh: Thanh Sơn
Chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang, nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống công tác dân vận, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quan tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội, vai trò và ý thức trách nhiệm của mỗi đảng viên, đoàn viên, hội viên, của cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân trong hoạt động và việc làm của mình trong cuộc sống hàng ngày sao cho có ý nghĩa thiết thực để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt, góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lương Đình Hoàn
Ý kiến ()