Tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa hè thu
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các đơn vị liên quan về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa hè thu năm 2012 ở khu vực ĐBSCL.Công điện nêu rõ: Diện tích vụ xuân hè sớm gieo trong tháng 2, tháng 3/2012 vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 ha, đối với trà lúa này thời gian gieo sạ trùng với đợt lúa đông xuân gặt rộ nên dễ bị nhiễm rầy di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Cùng với đó, hiện nay tại Đồng Tháp, tỉnh trồng nhiều lúa xuân hè đã có tình trạng nhiễm bệnh. Đây là nguy cơ dịch bệnh sẽ lan truyền sang các trà lúa hè thu chính vụ gieo trong tháng 4 và tháng 5 của cả vùng như đã xảy ra trong năm 2006…. Ngoài ra, năng lực sấy lúa hè thu trong toàn vùng mới chỉ đạt 35-40%, nhiều tỉnh dưới 20%, vì vậy phơi sấy lúa hè thu sẽ là một trở ngại lớn; đặc biệt nếu thời tiết bất thuận như...
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) và các đơn vị liên quan về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa hè thu năm 2012 ở khu vực ĐBSCL.
Công điện nêu rõ: Diện tích vụ xuân hè sớm gieo trong tháng 2, tháng 3/2012 vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 ha, đối với trà lúa này thời gian gieo sạ trùng với đợt lúa đông xuân gặt rộ nên dễ bị nhiễm rầy di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Cùng với đó, hiện nay tại Đồng Tháp, tỉnh trồng nhiều lúa xuân hè đã có tình trạng nhiễm bệnh. Đây là nguy cơ dịch bệnh sẽ lan truyền sang các trà lúa hè thu chính vụ gieo trong tháng 4 và tháng 5 của cả vùng như đã xảy ra trong năm 2006…. Ngoài ra, năng lực sấy lúa hè thu trong toàn vùng mới chỉ đạt 35-40%, nhiều tỉnh dưới 20%, vì vậy phơi sấy lúa hè thu sẽ là một trở ngại lớn; đặc biệt nếu thời tiết bất thuận như mưa nhiều, liên tục hoặc việc tiêu thụ lúa bị chậm.
Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp khẩn trương ngăn chặn, phòng trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Cụ thể, đối với vùng đang có dịch xảy ra, khoanh vùng, vận động nhân dân nhổ huỷ cây lúa bệnh, đối với rầy nâu tuyệt đối không phun ngừa, không phun định kỳ. Chỉ phun thuốc trừ rầy trong trường hợp mật số rầy tăng cao quá 3 con/tép, trường hợp mật số rầy thấp cần theo dõi chặt diễn biến, không phun thuốc tràn lan dễ gây bùng phát rầy nâu tạo cháy rầy trên lúa và phát tán lan truyền mầm bệnh sang các nơi khác.
Đối với trà lúa dưới 30 ngày nếu có rầy nâu di trú cần áp dụng biện pháp bơm nước ngập đọt lúa để che chắn rầy (từ 3-5 ngày), khi hết đợt rầy sẽ tháo nước và chăm sóc bình thường.
Tổ chức chăm đồng thường xuyên, điều tra, phát hiện diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn láđể chỉ đạo phòng trừ kịp thời, không để lây lan rộng. tăng cường giải pháp sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu.
Đối với vùng chưa gieo sạ, làm kỹ vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ lúa Hè Thu tập trung, đồng loạt, né rầy theo đúng thời vụ được chính quyền địa phương quy định.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu địa phương cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tình hình dịch bệnh, dự báo dịch bệnh để hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn tăng giá thuốc, kinh doanh thuốc không đúng chất lượng…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()