Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tay, chân, miệng
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tay, chân, miệng (TCM) Bộ Y tế vừa có công điện đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt các biện phòng, chống dịch TCM.Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ y tế thôn, bản, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh; tổ chức phát động chiến dịch phòng, chống dịch TCM đến tận xã, phường. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị tốt cơ sở điều trị, tập huấn cán bộ, bảo đảm đủ cơ số thuốc phục vụ công tác điều trị cho người bệnh, giao thủ trưởng các đơn vị y tế chịu trách nhiệm về điều trị và trong trường hợp có tử vong tại cơ sở. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử trùng, xử lý ổ dịch. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để...
Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ y tế thôn, bản, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh; tổ chức phát động chiến dịch phòng, chống dịch TCM đến tận xã, phường. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị tốt cơ sở điều trị, tập huấn cán bộ, bảo đảm đủ cơ số thuốc phục vụ công tác điều trị cho người bệnh, giao thủ trưởng các đơn vị y tế chịu trách nhiệm về điều trị và trong trường hợp có tử vong tại cơ sở. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử trùng, xử lý ổ dịch. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đôn đốc công tác phòng, chống dịch; kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ nhất là các nhà trẻ tư nhân, các hộ trông trẻ tại gia đình.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 12.442 trường hợp mắc TCM tại 60/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp bảy lần so cùng kỳ năm 2011. Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ dưới ba tuổi và có nguy cơ tiếp tục gia tăng số mắc và tử vong trong thời gian tới.
* Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, sau một thời gian tương đối ổn định, hiện nay bệnh TCM trên địa bàn đang có chiều hướng tăng trở lại. Đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 229 ca bệnh lâm sàng tại 36 xã, phường, thị trấn thuộc 10/11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất tại các huyện Kim Bôi 52 ca, Kỳ Sơn 34 ca, Lạc Thủy 25 ca và thành phố Hòa Bình 41 ca… Hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang tập trung giám sát 100% các ca bệnh tại địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm các ổ dịch mới; cấp bổ sung chloramin B cho các địa phương có ổ dịch để vệ sinh môi trường. Đồng thời khuyến cáo người dân giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà-phòng, mở cửa các phòng học và phòng sinh hoạt gia đình để diệt vi khuẩn. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao kèm theo nổi các mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, chân hoặc toàn thân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Không nên tự ý điều trị bệnh ở nhà vì rất dễ xảy ra biến chứng…
* Ngày 14-3, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Nhị Linh cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 75 ca trẻ em dưới năm tuổi mắc bệnh TCM, do ảnh hưởng của “đuôi dịch” từ năm 2011.
Tại thời điểm này, bình quân mỗi tuần phát hiện từ bảy đến mười ca mắc bệnh. Sau khi công bố hết dịch vào tháng 12-2011, đến nay tỉnh Ninh Thuận đã khống chế và kiểm soát tốt bệnh TCM (không có trường hợp nào tử vong do bệnh). Ngành Y tế Ninh Thuận đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng các biện pháp ngăn ngừa bệnh; đồng thời phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục khống chế, không để bệnh TCM bùng phát trở lại.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()