Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, sinh viên nghề có trình độ quốc tế
Tại Quyết định số 371-QĐ/TTg ngày 28/2, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012-2015.Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.edu.vnMục tiêu của Đề án là đến năm 2014, hoàn thành tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế được quốc gia chuyển giao hoặc tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận đạt chất lượng. Đến năm 2015, đào tạo, bồi dưỡng 1.400 giáo viên ở nước ngoài, 300 cán bộ quản lý dạy nghề thuộc 26 trường chất lượng cao ở nước ngoài theo dự án hợp tác với Mỹ. Đào tạo thí điểm 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình đào tạo của các trường ở các nước phát triển đã được kiểm đinh chương trình hoặc các tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế có uy tín công nhận. iám sát,...
Tại Quyết định số 371-QĐ/TTg ngày 28/2, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012-2015.
Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.edu.vn |
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2014, hoàn thành tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế được quốc gia chuyển giao hoặc tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận đạt chất lượng. Đến năm 2015, đào tạo, bồi dưỡng 1.400 giáo viên ở nước ngoài, 300 cán bộ quản lý dạy nghề thuộc 26 trường chất lượng cao ở nước ngoài theo dự án hợp tác với Mỹ. Đào tạo thí điểm 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình đào tạo của các trường ở các nước phát triển đã được kiểm đinh chương trình hoặc các tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế có uy tín công nhận. iám sát, theo dõi các chương trình được chuyển giao và các khóa đào tạo thí điểm để đảm bảo chất lượng và đánh giá công nhận chất lượng đầu ra thông qua các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế hoặc các nước chuyển giao.
Nội dung chuyển giao bao gồm:
Chuyển giao các bộ chương trình: nội dung chuyển giao bộ chương trình theo từng nghề, tiêu chí lựa chọn quốc gia chuyển giao các bộ chương trình để ký hợp đồng thực hiện. Về quy trình tiếp nhận chuyển giao chương trình: lựa chọn quốc gia chuyển giao, lựa chọn các tổ chức, đối tác làm đầu mối chuyển giao; thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; thành lập các Hội đồng chuyên môn để thẩm định và tiếp nhận; tổ chức biên dịch; tổ chức kiếm tra, giám sát quá trình chuyển giao. Kế hoạch chuyển giao: đến hết năm 2014 hoàn thành việc chuyển giao các bộ chương trình của 34 nghề trọng điểm thuộc 26 trường chất lượng cao.
Bên cạnh chuyển giao các bộ chương trình còn bao gồm Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nước ngoài; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề ở nước ngoài và Đào tạo thí điểm.
Kính phí thực hiện Đề án được lấy từ ngân sách của Dự án “Đổi mới, phát triển dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việt làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015; từ Dự án Hàn Quốc; các dự án ODA và các nguồn khác.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Đề án theo cơ chế tài chính đặt hàng, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí đã xác định tại Khoản 1,2,3,4, Mục II Điều 1 của Quyết định này.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()