Ngày 7-7, tân Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Cri-xtin La-gác-đơ đã công bố chương trình nghị sự năm điểm nhằm tiếp sức sống mới cho thể chế tài chính quốc tế 187 thành viên này nâng cao vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn cầu.Tổng Giám đốc C. La-gác-đơ nhấn mạnh, bức tranh nền kinh tế toàn cầu hiện nay tuy sáng sủa hơn hai năm trước đây nhưng vẫn trong quá trình phục hồi không đồng đều. Tỷ lệ thất nghiệp quá cao và nợ chính phủ vẫn đè nặng nhiều nền kinh tế phát triển, trong khi nguy cơ phát triển quá nóng và lạm phát cao đe dọa các nền kinh tế mới nổi, nhất là các nền kinh tế có chỉ số thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, bà La-gác-đơ xác định ba vấn đề mà IMF và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt và hai nội dung IMF cần thúc đẩy để tăng cường hiệu quả hoạt động.Ba vấn đề đang thách thức IMF và nền kinh tế toàn cầu được các nhà kinh tế IMF gọi tắt là Ɖ C' bao gồm 'Nối kết'...
Ngày 7-7, tân Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Cri-xtin La-gác-đơ đã công bố chương trình nghị sự năm điểm nhằm tiếp sức sống mới cho thể chế tài chính quốc tế 187 thành viên này nâng cao vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc C. La-gác-đơ nhấn mạnh, bức tranh nền kinh tế toàn cầu hiện nay tuy sáng sủa hơn hai năm trước đây nhưng vẫn trong quá trình phục hồi không đồng đều.
Tỷ lệ thất nghiệp quá cao và nợ chính phủ vẫn đè nặng nhiều nền kinh tế phát triển, trong khi nguy cơ phát triển quá nóng và lạm phát cao đe dọa các nền kinh tế mới nổi, nhất là các nền kinh tế có chỉ số thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, bà La-gác-đơ xác định ba vấn đề mà IMF và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt và hai nội dung IMF cần thúc đẩy để tăng cường hiệu quả hoạt động.
Ba vấn đề đang thách thức IMF và nền kinh tế toàn cầu được các nhà kinh tế IMF gọi tắt là Ɖ C' bao gồm 'Nối kết' (Connectiveness), 'Tín nhiệm' (Credibility) và 'Toàn diện' (Comprehensive). Tân lãnh đạo IMF nhấn mạnh, thể chế này phải theo dõi chặt chẽ sự nối kết ngày càng lớn giữa các nền kinh tế trên toàn cầu, đồng thời cảnh báo kịp thời sự lan truyền các nguy cơ từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. Bên cạnh đó, để nâng cao sự tín nhiệm, các phân tích cũng như cách hành xử của IMF cần khách quan, tin cậy và công bằng. Các nước cần được đối xử bình đẳng, công bằng trên cùng một sân chơi bình đẳng. Bà La-gác-đơ khẳng định, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của thể chế tiền tệ quốc tế này, hai vấn đề IMF cần thúc đẩy là tăng cường tính pháp lý và tính đa dạng của thể chế đã gần 70 năm tuổi này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()