LSO-Tân Mỹ là một xã vùng cao biên giới, nằm ở phía Nam của huyện Văn Lãng; có tổng diện tích tự nhiên 3850 ha; dân số là 7092 khẩu, 1774 hộ, sinh sống tại 18 thôn bản với 4 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh, Hoa. Do có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 5,5km với cửa khẩu Cốc Nam lại có trục đường quốc lộ 4A chạy dọc theo chiều dài của của xã nên những năm qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã đã có nhiều khởi sắc.Sản xuất đá xây dựng ở Công ty CPVLXD VVMI trên địa bàn xã Tân Mỹ, Văn LãngÔng Hoàng Minh Hạnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Ngay sau khi được nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Đảng ủy xã Tân Mỹ đã nhanh...
LSO-Tân Mỹ là một xã vùng cao biên giới, nằm ở phía Nam của huyện Văn Lãng; có tổng diện tích tự nhiên 3850 ha; dân số là 7092 khẩu, 1774 hộ, sinh sống tại 18 thôn bản với 4 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh, Hoa. Do có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 5,5km với cửa khẩu Cốc Nam lại có trục đường quốc lộ 4A chạy dọc theo chiều dài của của xã nên những năm qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị, tình hình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn xã đã có nhiều khởi sắc.
|
Sản xuất đá xây dựng ở Công ty CPVLXD VVMI trên địa bàn xã Tân Mỹ, Văn Lãng |
Ông Hoàng Minh Hạnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Ngay sau khi được nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Đảng ủy xã Tân Mỹ đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và mở hội nghị quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Sau triển khai quán triệt và đưa nghị quyết vào cuộc sống đã tạo được bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức cũng như hành động, phát huy được thế mạnh của địa phương vượt qua mọi khó khăn thử thách, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Mặc dù có một số lợi thế trong phát triển công nghiệp, thương mại, tuy nhiên cấp ủy, chính quyền xã vẫn xác định sản xuất nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực. Vì vậy, các công tác tuyên truyền, hỗ trợ bà con trong sản xuất vẫn được đẩy mạnh. Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm đều đạt trên 320ha, đạt 100% diện tích cũng như kế hoạch năm, tổng sản lượng lương thực đạt 2.200 tấn, tăng 11% so với năm 2005.
Công tác trồng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng đã từng bước được triển khai và được bà con quan tâm chú trọng. Các loại cây ăn quả thế mạnh như: hồng, quýt, mận, lê, na đã được trồng đại trà và trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị. Đặc biệt, cây hồng vành khuyên hiện có diện tích gieo trồng trong toàn xã lên đến 160ha, có nhiều hộ đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/năm nhờ cây hồng như hộ ông Hoàng Văn Sằm ở thôn Nà Mò. Bên cạnh đó, các loại cây trồng lâm nghiệp khác như: thông, bạch đàn, keo lai cũng đang phát triển mạnh, hiện độ che phủ của rừng trên địa bàn xã đã đạt gần 50%. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển khá, các sản phẩm chủ yếu là khai thác đá, cát, sản xuất gạch bê tông, vật liệu xây dựng với một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng VVMI, Công ty Cổ phần sản xuất hạt đá mài Hải Dương, công ty liên doanh chế biến khoáng sản…và 6 cơ sở sản xuất gạch bê tông có tổng công suất trên 300 nghìn viên/năm.
Là xã vùng cao biên giới, được thụ hưởng chương trình 135, 120 của Chính phủ, từ năm 2005 đến nay, toàn xã đã xây dựng được 5 ngầm qua suối, 1 công trình điện đến thôn vùng III Khun Đảy, 4 trạm bơm điện với hơn 4km mương được kiên cố hóa. Phong trào xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn được đẩy mạnh: hiện đã có 100% số thôn bản có đường giao thông nông thôn được bê tông hóa với tỉ lệ từ 70- 100%, tổng chiều dài khắp tuyến đạt trên 5km, được Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen.
Bên cạnh đó, cũng từ nguồn xi măng hỗ trợ, nhân dân còn xây dựng được 68 đập thủy lợi nhỏ, góp phần tưới tiêu, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cho trên 70% diện tích gieo trồng. Hiện đã có 100% số hộ trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia, nghe đài tiếng nói Việt Nam, phủ sóng di động, 85% số hộ có ti vi, 40% được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 3/18 thôn có nhà văn hóa. Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 16,6% năm 2005 xuống còn 6,3% năm 2009; sau đợt tổng điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2010, đến nay toàn xã chỉ còn 93 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 5,24%, thấp hơn nhiều lần so với mức bình quân của cả huyện.
Có thể khẳng định, sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ chính trị, với quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc trong xã, nền kinh tế địa phương tiếp tục phát triển đúng hướng; đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được nâng lên, nhân dân hăng hái thi đua, phát triển sản xuất, vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; tỉ lệ hộ nghèo giảm trung bình 2%/năm. Công tác quốc phòng an ninh được bảo đảm, tình hình an ninh trật tự, an ninh biên giới cũng như an ninh nội địa được giữ vững, người dân luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Hoàng Huy
Ý kiến ()