LSO-Có dịp trở lại xã Tân Hòa, huyện Bình Gia vào những ngày cuối năm 2010, tiết trời se lạnh. Trên con đường vào trung tâm xã, một không khí nhộn nhịp tiếng người, xe máy đi lại của người dân, hình ảnh những cây cột điện trải dài, móc nối qua các thôn; tiếng loa phóng thanh của xã, tiếng trống điểm báo của trường học,... tất cả những hình ảnh, âm thanh ấy thật không thể có được hết ở Tân Hòa trong vài năm trở về trước. Rừng được phủ xanh ở xã Tân Hòa (Bình Gia)Ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã cho biết, Tân Hòa là xã vùng 3-vùng đặc biệt khó khăn của huyện, với 216 hộ, 1.199 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc anh em là dân tộc Dao, Nùng, tập trung sinh sống tại 7 thôn bản. Trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế, tình trạng bà con sống du canh du cư, canh tác lúa nương (chưa biết trồng lúa nước), gia súc, gia cầm nuôi theo hình thức chăn thả tự do là phổ biến; hệ thống điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư...
LSO-Có dịp trở lại xã Tân Hòa, huyện Bình Gia vào những ngày cuối năm 2010, tiết trời se lạnh. Trên con đường vào trung tâm xã, một không khí nhộn nhịp tiếng người, xe máy đi lại của người dân, hình ảnh những cây cột điện trải dài, móc nối qua các thôn; tiếng loa phóng thanh của xã, tiếng trống điểm báo của trường học,… tất cả những hình ảnh, âm thanh ấy thật không thể có được hết ở Tân Hòa trong vài năm trở về trước.
|
Rừng được phủ xanh ở xã Tân Hòa (Bình Gia) |
Ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã cho biết, Tân Hòa là xã vùng 3-vùng đặc biệt khó khăn của huyện, với 216 hộ, 1.199 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc anh em là dân tộc Dao, Nùng, tập trung sinh sống tại 7 thôn bản. Trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế, tình trạng bà con sống du canh du cư, canh tác lúa nương (chưa biết trồng lúa nước), gia súc, gia cầm nuôi theo hình thức chăn thả tự do là phổ biến; hệ thống điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư xây dựng;… Vì vậy, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền cấp trên đầu tư, xây dựng cùng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong xã nên đời sống của bà con đã có nhiều đổi thay. Trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, với 95 % diện tích gieo trồng lúa, ngô được áp dụng giống mới cho năng xuất cao; diện tích ngày càng được mở rộng với tổng diện tích gieo trồng là 125 ha, bình quân lương thực đạt 315 kg/người/năm (năm 2009), so với năm 2005 tăng 6,26 kg/người/năm. Trong chăn nuôi đã được bà con chú trọng, với tổng đàn trâu bò là trên 800 con, đàn lợn gần 600 con, gia cầm khoảng 3.400 con. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi từ 4-6 con lợn, hàng chục con trâu như hộ ông Hoàng Văn Điện, thôn Khuổi Phung có thời điểm nuôi đến 30 con trâu. Ngoài ra, bà con còn chăn nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế. Song song với đó, nhận thức của người dân trong phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được nâng lên, tỉ lệ tiêm phòng đạt khoảng 70%. Công tác trồng rừng đã được quan tâm, người dân đã ý thức hơn về kinh tế rừng, ngoài việc trồng rừng theo dự án thì người dân bước đầu đã tự mua các loại giống cây có giá trị về trồng, điển hình như hộ ông Hoàng Kim Tiến, thôn Nà Mang đã trồng được 2ha cây bạch đàn (khoảng 3000 cây, 3 năm tuổi) đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt.
Đến với Tân Hòa hôm nay, có thể dễ dàng nhận thấy được sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong canh tác sản xuất, mà cơ sở hạ tầng cũng được đổi thay. Được thụ hưởng nguồn vốn từ các chương trình, dự án của Nhà nước đầu tư, đến nay nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng như: trụ sở UBND, nhà văn hóa xã; trạm y tế; các công trình nước sinh hoạt; trường học chính và các phân trường tiểu học;…. Đường giao thông nông thôn đã được mở tới nhiều thôn, nhất là các thôn xa, đặc biệt khó khăn như: thôn Khuổi Phung, Làng Khẻ, Khuổi Nà, Khuổi Bổng tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện. Và đặc biệt trong đầu năm 2010, người dân nơi đây phấn khởi khi bắt đầu được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia (với 5/7 thôn được sử dụng) đã giúp cuộc sống của nhân dân nhộn nhịp hơn. Các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh, dụng cụ sinh hoạt gia đình sử dụng từ điện được người dân mua sắm như máy xay xát, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện… Anh Hoàng Đức Ngân, thôn Nà Mang phấn khởi cho biết, gia đình anh làm kinh doanh bán hàng thực phẩm khô, đồ uống giải khát, trước kia chưa có điện việc kinh doanh cũng gặp nhiều hạn chế, từ khi được sử dụng điện lưới, gia đình đã mua thêm nhiều loại đồ dùng như tủ lạnh, dàn hát karaoke để phục vụ nhân dân nên thu nhập cũng khá hơn. Không chỉ người làm kinh doanh, anh Đặng Ngọc Vinh, Trưởng trạm y tế xã cũng không giấu nổi niềm vui, từ khi có điện, công việc khám chữa bệnh cho nhân dân cũng thuận tiện hơn nhất là trong các trường hợp cấp cứu ban đêm, và việc bảo quản vacxin…
Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các bậc học đạt 95%, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt 97%, lớp học mầm non được mở rộng đến các thôn. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm, tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Hiện, toàn xã có 100% hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 40% số hộ được xem truyền hình, hầu hết các hộ đã có xe máy đi lại, nhiều hộ đã sử dụng điện thoại cố định và di động.
Với những thay đổi như trên, mặc dù còn chậm nhưng có thể nói đó là sự thay đổi, sự chuyển mình đáng kể của một xã đặc biệt khó khăn. Một mùa xuân mới lại đến, hy vọng rằng với những tiền đề đã có, đang có, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, trong năm tới Tân Hòa sẽ có được những bước phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()