Tầm nhìn châu Á đến năm 2050
Ngày 4-5, trong khuôn khổ Hội nghị hằng năm ADB lần thứ 44, ADB đã giới thiệu Tổng quan dự thảo báo cáo "Châu Á 2050 - Xây dựng một thế kBản dự thảo trên đã đề ra sáu động lực chuyển đổi tại khu vực, bao gồm sự tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, nhân khẩu học và lực lượng lao động, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng thông tin. Tính cạnh tranh dài hạn của khu vực sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc quản lý và sử dụng các nguồn lực; trong đó mối quan tâm lớn nhất là khuyến khích và đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ sạch nhằm duy trì đà tăng trưởng.Tuy nhiên, trên con đường đi đến thịnh vượng, châu Á phải đối mặt thách thức to lớn như khoảng trống về bất bình đẳng; làn sóng đô thị hóa và tình hình nhân khẩu học thay đổi liên tục. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóngnhư Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam sẽ phải tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình...
Bản dự thảo trên đã đề ra sáu động lực chuyển đổi tại khu vực, bao gồm sự tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, nhân khẩu học và lực lượng lao động, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng thông tin. Tính cạnh tranh dài hạn của khu vực sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc quản lý và sử dụng các nguồn lực; trong đó mối quan tâm lớn nhất là khuyến khích và đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ sạch nhằm duy trì đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, trên con đường đi đến thịnh vượng, châu Á phải đối mặt thách thức to lớn như khoảng trống về bất bình đẳng; làn sóng đô thị hóa và tình hình nhân khẩu học thay đổi liên tục. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng
như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam sẽ phải tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi chuyển đổi từ tăng trưởng dựa vào nguồn lực vốn, phụ thuộc vào nhân công rẻ sang tăng trưởng bắt nguồn từ đổi mới và năng suất cao. Khu vực châu Á cần phải hiện đại hóa các hệ thống quản trị điều hành, tái thiết thể chế nhằm đảo bảo tính minh bạch, tính trách nhiệm giải trình cũng như nâng cao tính hiệu lực của quy định và luật lệ.
Những vấn đề trên không của riêng quốc gia nào và có thể sẽ tác động lẫn nhau, tạo ra những khó khăn mới và làm gia tăng khó khăn vốn có đe dọa đến sự tăng trưởng nhanh chóng của châu Á cũng như sự ổn định và hòa bình lâu dài trong khu vực.
Cùng ngày, tại Hội thảo của các Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHT.Ư) khu vực châu Á với chủ đề 'Năm 2050 – Theo đuổi tăng trưởng, phát triển bền vững và thịnh vượng', lãnh đạo NHT.Ư và Bộ Tài chính các nước đã nêu ra những thách thức đối với các quốc gia châu Á như biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao; lao động và việc làm; tác động của quá trình đô thị hóa…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Băng-la-đét A.M. A-bu Mu-hít cho rằng, 30 năm qua, châu Á đã có bước phát triển tuyệt với, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cán cân thanh toán ổn định, đầu tư của khu vưc tư nhân phát triển mạnh. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu này là những sự 'trả giá' không nhỏ: bất bình đẳng xã hội, tham nhũng gia tăng… Ở góc độ khác, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Li Yong nhấn mạnh, châu Á cần phải phát triển toàn diện mà theo đó, cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư phải được cải thiện tương xứng với những thành quả kinh tế đạt được. Đại diện NHT.Ư Nhật Bản cho rằng, phát triển hạ tầng giao thông hiện là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia châu Á nhằm hạn chế tình trạng tắc đường và giảm lượng khí thải CO2. Nhật Bản là nước phát triển hệ thống đường sắt rất sớm, do đó nước này có thể hỗ trợ cho các quốc gia châu Á khác phát triển giao thông.
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, châu Á là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm lớn của thế giới. Do đó, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu. Theo tính toán, nếu nước biển dâng thêm 1 m sẽ có tới 10% số dân Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nguồn cung lương thực cho thị trường thế giới có thể là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, các diễn giả đến từ NHT.U và Bộ Tài chính các nước cũng đặt ra vấn đề làm thế nào để tránh bẫy thu nhập trung bình.
Ngày 4-5, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 (gồm các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á, cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài chính In-đô-nê-xi-a Mác-tô-oa-đô-giô, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Nô-đa Y-ô-si-ki-cô. Tham dự hội nghị còn có Giám đốc mới bổ nhiệm của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) B.Uây và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á H.Cu-rô-đa.
Trong bản tuyên bố chung đưa ra tại Hội nghị, các Bộ trưởng hài lòng về tiến độ và hiệu quả triển khai các thỏa thuận hợp tác trong khu vực, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực Đông Á trong việc thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 lần này đồng thời tái khẳng định những kết quả đã đạt được kể từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 năm 2010 trong những lĩnh vực như: thực hiện Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai, Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á cũng như các hoạt động nghiên cứu trong khuôn khổ ASEAN 3, việc thành lập và đưa vào hoạt động Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN 3 (AMRO), thực hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư.
Tuyên bố trên cũng bày tỏ quan ngại về những thách thức lớn mà khu vực đang phải đối mặt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ lạm phát cao, dòng vốn bất thường đổ vào khu vực cũng như những thiệt hại và tác động đối với nền kinh tế Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Các vị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 kêu gọi các nước nhận thức rõ tầm quan trọng của hai nhóm giải pháp về tiền tệ và tài khóa đóng vai trò quyết định đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát và phải có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các biện pháp kinh tế này, các nước trong khu vực cũng cần bổ sung thêm chức năng phòng ngừa khủng hoảng cho các cơ chế hợp tác tài chính của ASEAN, hướng tới sự ổn định và bền vững của các nền kinh tế trong khu vực.
Về những vấn đề ưu tiên hợp tác trong tương lai, Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 thống nhất sẽ tập trung vào các vấn đề tài trợ cho cơ sở hạ tầng, khả năng sử dụng đơn vị tiền tệ nội khối trong giao thương và các hoạt động phối hợp với các định chế đa phương, nhất là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Một tuyên bố nữa được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 lần thứ 14 lần này là việc mời các Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN 3 cùng tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 3 từ năm 2012 để có được một diễn đàn mới là Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHT.Ư ASEAN 3.
Theo Nhandan
Ý kiến ()