LSO-Tuy cách thành phố chỉ trên 10 km, nhưng thôn Tằm Nguyên, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc vẫn là thôn vùng 3 ,đặc biệt khó khăn. Phát huy lợi thế từ những công trình đầu tư từ nguồn vốn 135, Tằm Nguyên đang bứt phá đi lên và sẽ ra khỏi thôn nghèo trong những năm tới.Cách thành phố không xa nhưng xưa kia Tằm Nguyên cách sông. Vào thôn phải qua những con đò bé tẹo, hay mùa khô thì người dân làm những chiếc cầu tạm vắt vẻo qua sông Kỳ Cùng nước sâu như chực nuốt cả người, xe qua lại. Đường giao thông liên thôn đi lại hết sức khó khăn, vì vậy Tằm Nguyên thiếu cơ sở vật chất thiết yếu để vươn lên. Không đường, ven sông vẫn khát nước sạch, những cái khó ấy bó hết cái khôn của người Tằm Nguyên, số hộ nghèo của thôn chiếm quá nửa. Quanh năm người Tằm Nguyên chỉ đánh vật với chuyện an ninh lương thực, nên những điều kiện cần thiết để vươn lên hầu như bị bỏ qua. Nông dân Tằm Nguyên sử dụng máy nông cụBắt đầu từ năm 2008, khi...
LSO-Tuy cách thành phố chỉ trên 10 km, nhưng thôn Tằm Nguyên, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc vẫn là thôn vùng 3 ,đặc biệt khó khăn. Phát huy lợi thế từ những công trình đầu tư từ nguồn vốn 135, Tằm Nguyên đang bứt phá đi lên và sẽ ra khỏi thôn nghèo trong những năm tới.
Cách thành phố không xa nhưng xưa kia Tằm Nguyên cách sông. Vào thôn phải qua những con đò bé tẹo, hay mùa khô thì người dân làm những chiếc cầu tạm vắt vẻo qua sông Kỳ Cùng nước sâu như chực nuốt cả người, xe qua lại. Đường giao thông liên thôn đi lại hết sức khó khăn, vì vậy Tằm Nguyên thiếu cơ sở vật chất thiết yếu để vươn lên. Không đường, ven sông vẫn khát nước sạch, những cái khó ấy bó hết cái khôn của người Tằm Nguyên, số hộ nghèo của thôn chiếm quá nửa. Quanh năm người Tằm Nguyên chỉ đánh vật với chuyện an ninh lương thực, nên những điều kiện cần thiết để vươn lên hầu như bị bỏ qua.
|
Nông dân Tằm Nguyên sử dụng máy nông cụ |
Bắt đầu từ năm 2008, khi được ghi vốn Chương trình 135, xác định đường giao thông là điều kiện cần thiết nhất để thôn đi lên sau đó là trường, nước sạch… Những công trình lần lượt được đầu tư, khánh thành đã giúp cho Tằm Nguyên ngày một đổi thay. Nhìn con đường 135 hơn 2km nối vào tận trung tâm thôn, chị Trần Thị Thoa, không giấu nổi niềm vui, xã Tân Liên tuy còn nghèo lắm, nhưng có con đường là vui rồi, mở được đường cũng rất khó khăn nhưng bây giờ tất cả khó khăn đã lùi xa. Xe máy vào tận trung tâm thôn trao đổi hàng hoá, đời sống của nhân dân cũng ngày một khá lên. Theo chị Thoa, giờ đây đã trên 10 hộ có máy cày chiếm gần 1/3 số hộ, 100% hộ được xem ti vi, nghe đài, chuyện đói đã lùi vào dĩ vãng. Đất nông nghiệp ít, nhưng qua tập huấn các Chương trình 135, người dân nắm bắt khoa học kỹ thuật, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Nhiều hộ chuyển từ trồng trọt sang hướng chăn nuôi, điều kiện kinh tế của nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Sau khi có con đường, điều kiện trao đổi hàng hoá, giao lưu thương mại, sản xuất của nhân dân được nâng lên. Có con đường hàng hoá nâng cao giá trị, nếu như trước đây bán một cân thóc người dân chỉ thu được 2.000 đồng thì giờ đã là trên 4.000 đồng. Từ con đường vật tư sản xuất dược chuyển đến thôn nhiều hơn, năng suất lao động nâng lên vì vậy đời sống nhân dân ngày một khấm khá. Cùng với con đường nước sinh hoạt theo chương trình bắt đầu được hoàn thiện, bước đầu những bể, giếng nước sạch thuộc chương trình đã mang lại cho người dân thay đổi cách sinh hoạt.
Trước đây, khi tắm giặt người dân chủ yếu ra sông nhưng giờ có nước sạch kéo sự hưởng thụ văn minh của nhân dân. Về Tằm Nguyên những ngày này, vui nhất là xe máy có thể vào từng xóm, học trò đi học không phải lội bộ trên những triền nương, bờ ruộng, điều đó làm người dân trong thôn càng yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy chương trình mới được mấy năm, nhưng người dân cũng biết tận dụng lợi thế đất ven sông để làm màu phủ xanh dần các thửa đất trống, người dân cũng đã biết tận dụng đất đồi để phát triển kinh tế rừng. Điều đó khẳng định sự đầu tư ở Tằm Nguyên đang đi đúng hướng và chỉ trong nay mai, kinh tế sẽ khá lên. Trao đổi với chúng tôi đồng chí Chủ tịch xã không giấu nổi vui mừng khẳng định, khi xã được đầu tư những công trình thiết thực với người dân nhất định đó sẽ là điều kiện để thôn, xã thoát nghèo. Cùng với đường, các công trình phụ trợ khác người dân Tằm Nguyên tập trung phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và trồng rừng, tuy mới chỉ là bước đi chập chững trên vùng đất khó nhưng tất cả đang hứa hẹn một Tằm Nguyên đi lên thoát nghèo và làm giàu.
Giờ đây, về Tằm Nguyên điều nhận thấy rõ nét nhất là con đường 135, các công trình nước sạch đã nối niềm vui đến từng nếp nhà. Tiếng máy nông cụ rộn rã trên đồng. Sinh động hơn là những chiếc xe máy vù vù xuôi ngược thay thế đôi chân và đôi vai, một hình ảnh mà trước đây họ không dám nghĩ. Đây sẽ là chìa khoá để toàn thôn vươn lên, hướng ngoại học hỏi tiếp thu kiến thức mới để làm giàu.
Đông Bắc
Ý kiến ()