Tấm lòng người thầy thuốc cao tuổi
Về hưu từ năm 1991, bác sĩ Phạm Nhất Định, 82 tuổi, ở số 30, ngõ 2, khu An Bình 1, thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư (Thái Bình), vẫn dành thời gian để khám, chữa bệnh, bốc thuốc cứu người; cấp cứu miễn phí tai nạn giao thông; tham gia nhiều việc làm từ thiện, giúp người nghèo vượt khó.Đã có nhiều người khỏi bệnh nhờ được ông khám, bốc thuốc chữa khỏi bệnh tìm đến cảm ơn, hậu tạ, hoặc đưa người quen bị bệnh đến nhờ ông chẩn đoán, bốc thuốc điều trị. Chị Lan, cháu gái của bác sĩ Định kể: Có lần giữa trưa hè, khi nghe tiếng khóc của hai mẹ con ngoài hiên, bác sĩ Định liền giục chị mau ra mở cửa. Sau này, mọi người mới hiểu, linh cảm nghề nghiệp mách bảo ông rằng, đấy là tiếng khóc của người bệnh, chứ không phải là kiểu nhõng nhẽo đòi quà thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi cửa mở, chị thấy một người đàn bà nhem nhuốc đang bế đứa bé gái trên tay, miệng mếu máo, rằng con chị ta (tên là Nguyễn Thị Hiền, 8 tuổi) bị viêm...
Đã có nhiều người khỏi bệnh nhờ được ông khám, bốc thuốc chữa khỏi bệnh tìm đến cảm ơn, hậu tạ, hoặc đưa người quen bị bệnh đến nhờ ông chẩn đoán, bốc thuốc điều trị. Chị Lan, cháu gái của bác sĩ Định kể: Có lần giữa trưa hè, khi nghe tiếng khóc của hai mẹ con ngoài hiên, bác sĩ Định liền giục chị mau ra mở cửa. Sau này, mọi người mới hiểu, linh cảm nghề nghiệp mách bảo ông rằng, đấy là tiếng khóc của người bệnh, chứ không phải là kiểu nhõng nhẽo đòi quà thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi cửa mở, chị thấy một người đàn bà nhem nhuốc đang bế đứa bé gái trên tay, miệng mếu máo, rằng con chị ta (tên là Nguyễn Thị Hiền, 8 tuổi) bị viêm tắc động mạch, đã đi nhiều bệnh viện và phải tháo khớp 15/20 ngón chân, tay, nhưng bệnh không khỏi… Sau khi khám cho bé Hiền, bác sĩ Định khuyên mẹ Hiền để ông chữa bệnh miễn phí cho Hiền… Đã gần chục năm từ dạo ấy, sức khỏe của Hiền vẫn tốt, năm ngón còn lại bình phục và chưa có dấu hiệu tái phát bệnh. Từ chỗ không thể đến trường, Hiền đã đi học, thậm chí còn trở thành học sinh khá, giỏi của huyện nhiều năm liên tục.
'Đã mang lấy nghiệp vào thân' nên nay dù ở tuổi 82 nhưng bác sĩ Phạm Nhất Định vẫn cùng gia đình bốc thuốc, khám chữa bệnh cứu người. Trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ Định như nói với chính mình: 'So với nhiều đồng chí, đồng đội đã ngã xuống và bao người trở về không lành lặn, thì tôi may mắn hơn nhiều'. Ông không thể nào quên những năm, tháng khắc nghiệt của chiến tranh, nhất là những năm từ 1971 đến 1973 khi đơn vị ông phục vụ ở chiến trường Lào. Lúc ấy, nhiều đồng chí của ta bị thương nhưng không có đủ bác sĩ, thuốc men và các phương tiện của ngành y, nên không qua khỏi hoặc phải cắt bỏ một phần cơ thể để có thể sống được… Sau này, 'tôi còn được Nhà nước cử đi học y tế xã, được bồi dưỡng, kết nạp Đảng rồi tiếp tục được đào tạo và cấp bằng, trở thành bác sĩ chuyên khoa y học dân tộc, rồi làm Giám đốc Bệnh viện huyện Vũ Thư. Cứu người như cứu hỏa, dụng dược như dụng binh, đâu có thời giờ để cho thầy thuốc so đo hơn thiệt.' – Bác sĩ Định tâm niệm và cho rằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì người thầy thuốc cũng không thể vin vào bất cứ lý do gì mà bỏ mặc người bệnh cho số phận định đoạt. Và với ông, chính những bệnh nhân và người nhà của họ là món quà quý, bởi 'tôi lại được văn ôn, võ luyện, gìn giữ được nghề bốc thuốc, chữa bệnh gia truyền của dòng họ Phạm, được thấy cuộc sống của mình thêm ý nghĩa'.
Chúng tôi được biết, bác sĩ Định còn tham gia nhiều phong trào của khu phố An Bình, như giúp người nghèo khó, xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài… Con trai bác sĩ Định- bác sĩ Phạm Tín Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, cho biết: Bác sĩ Định thường nhắc nhở con cháu hãy giữ gìn quần áo từ lúc còn mới và giữ gìn danh dự từ khi còn trẻ. Đối tượng của bác sĩ là con người, là sự giành giật giữa sự sống và cái chết cho người bệnh, cũng y như chiến sĩ lúc xông pha trận mạc, đâu có thể lùi bước đầu hàng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()