Tái tạo loại nước hoa của nữ Pharaon Ai Cập
Các nhà khoa học Đức, đang phân tích chút xíu chất còn đọng lại trong chiếc lọ nước hoa 3.400 năm, cho biết sang năm sẽ có thể công bố những bí mật cuối cùng của loại nước hoa lâu đời nhất thế giới được chế ra để phục vụ nữ Pharaon Ai Cập thời xưa: Hatshepsut.
Các nhà nghiên cứu Đức tại Viện Bảo tàng Ai Cập thuộc ĐH Bonn cho biết họ sẽ dùng các phương pháp hiện đại để phân tích loại nước hoa được pha chế trước đây khoảng 3,5 thiên niên kỷ, chứa trong một chiếc bình ngọc mà vị Nữ vương quyền lực nhất của Ai Cập cổ là Hatshepsut thường mang theo bên mình để sử dụng.
![]() |
Nữ hoàng quyền lực nhất của Ai Cập cổ: Hatshepsut. |
Bình nước hoa còn nguyên vẹn, đậy kín và chôn cất ở Thung lũng các Hoàng đế, trước thời nữ hoàng Cleopatra 1.400 năm. Các nhà Ai Cập học ở Bonn đã dùng kỹ thuật hiện đại chụp các bức ảnh 3D về chất còn đọng lại ở đáy bình.
Người quản lý bảo tàng Michael Hoeveler nói: “Đây là một việc xưa nay chưa từng làm. Chúng tôi rất mừng về những phát hiện này. Các phân tích hóa học đang được tiến hành, với hy vọng là sẽ tái tạo một cách chính xác loại nước hoa có thể coi là đầu tiên cua thế giới”. Công việc dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm.
Ông nói thêm: “Chúng tôi cho rằng thành phần chính của nước hoa này là tinh dầu hương trầm – mùi hương của các vị thần linh”. Sở dĩ ông nghĩ đến chuyện này là căn cứ trên một tư liệu lịch sử, kể về bà Hoàng Ai Cập Hatshepsut này đã từng cử một đoàn thám hiểm đến Punt, thuộc Eitrea ngày nay và mang về vàng bạc, ngà voi và tiêu bản sống của cây trầm hương.
Những cây trầm hương mang về đã được trồng trong những khu vườn rộng lớn, chăm sóc hết sức cẩn thận, có nước tưới tiêu, dẫn từ sông Nile qua khu đền Amon, thờ người cha thần thánh của bà. Có sơ sở để tin rằng tinh dầu chưng cất từ loài cây này đã được các “thuật sĩ” pha chế thành nước hoa cho bà.
Hashepsut là cháu nội của Pharaon chiến binh đầy quyền lực, đã đấu tramh chống lại ách thống trị của Hyksos, thành lập Triều đại thứ 18 và kết thúc một thế kỷ hỗn lọan, in đậm trong ký ức của người Ai Cập xưa nay.
Dưới sự cai trị kéo dài 2 thập kỷ của bà, Ai Cập hòa bình và thịnh vượng, Sau khi bà mất, hình ảnh của vị “nữ vương” bị xóa bỏ, lời nói của bà bị cắt xén, các tượng đài của bà bị phá hủy nên còn lại không nhiều.
Mãi đến thế kỷ 19, bà mới được Lịch sử đề cập đến như một sự phát hiện mới và đánh giá lại. Hatshepsut được xem là có vai trò như Nữ hoàng Victoria sau này, đã cai trị một cách anh minh một đế quốc Ai Cập rộng lớn. Thế nhưng vào đầu thế kỷ 20, hình ảnh của bà lại bị thay đổi: bà bị kết án là đã áp chế bà dì ghẻ để cướp ngôi của vị hoàng tử nhỏ dại, bằng cách liên minh với người kiến trúc sư đã xây ngôi đền thờ nhà vua triều trước và thực tế đã nằm thực quyền sau ngai vàng.

Ý kiến ()