Xuất hiện từ năm 2010, xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến của học sinh cấp phổ thông cho đến người lớn tuổi ở thành phố Nam Định. Được đánh giá là phương tiện thân thiện với môi trường, vận hành tiện lợi, nhưng xe đạp điện đang bộc lộ những hạn chế nhất định khi lưu thông và trở thành ẩn hoạ gây tai nạn trong khu vực đô thị.Nhắc đến xe đạp điện, người dân thành phố Nam Định vẫn chưa hết bàng hoàng bởi vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra hồi 18h ngày 26-4 vừa qua trên tuyến đường Trần Phú-Hà Huy Tập. Bà Đỗ Thị Phượng (SN 1949), trú tại ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (T.P Nam Định) mượn xe đạp điện của hàng xóm đi chơi phố. Đến khu vực nêu trên, do lúng túng trong xử lý tình huống đã ngã xuống đường, đúng lúc này ô tô BKS 18C-00447 do Nguyễn Văn Thanh (SN 1963), trú tại khu Đông An, phường Năng Tĩnh (T.P Nam Định) điều khiển cán lên người khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.Qua theo dõi của đội CSGT - Công an thành phố Nam...
Xuất hiện từ năm 2010, xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến của học sinh cấp phổ thông cho đến người lớn tuổi ở thành phố Nam Định. Được đánh giá là phương tiện thân thiện với môi trường, vận hành tiện lợi, nhưng xe đạp điện đang bộc lộ những hạn chế nhất định khi lưu thông và trở thành ẩn hoạ gây tai nạn trong khu vực đô thị.
Nhắc đến xe đạp điện, người dân thành phố Nam Định vẫn chưa hết bàng hoàng bởi vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra hồi 18h ngày 26-4 vừa qua trên tuyến đường Trần Phú-Hà Huy Tập. Bà Đỗ Thị Phượng (SN 1949), trú tại ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (T.P Nam Định) mượn xe đạp điện của hàng xóm đi chơi phố. Đến khu vực nêu trên, do lúng túng trong xử lý tình huống đã ngã xuống đường, đúng lúc này ô tô BKS 18C-00447 do Nguyễn Văn Thanh (SN 1963), trú tại khu Đông An, phường Năng Tĩnh (T.P Nam Định) điều khiển cán lên người khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Qua theo dõi của đội CSGT – Công an thành phố Nam Định, từ khi xuất hiện những chiếc xe đạp điện tham gia giao thông đã xảy ra nhiều vụ va quệt gây thương tích cho người đi trên đường, bởi phần lớn người điều khiển loại phương tiện này là học sinh các trường phổ thông. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính số lượng xe đạp điện đang hoạt động trên địa bàn thành phố lên tới nghìn chiếc.
Xe đạp điện được sản xuất chủ yếu ở Đài Loan và các cơ sở sản xuất trong nước, trọng lượng xe khoảng trên 40kg, có gắn mô-tơ điện để di chuyển hoặc đạp bằng chân. Phân tích của cơ quan chức năng, do xe có trọng lượng nhẹ, đi êm không phát ra tiếng động, trong khi tốc độ tối đa lên tới gần 50km/h nên gây mất an toàn cho chính người điều khiển phương tiện. Đáng lo ngại, đây đang là phương tiện phổ biến của học sinh phổ thông (chủ yếu là học sinh cấp ba) để đi học và phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Riêng trong quý một năm nay, Công an thành phố Nam Định đã tuần tra, kiểm soát và xử lý 436 trường hợp vi phạm liên quan đến xe đạp điện, phạt vi phạm hành chính 42 triệu đồng.
Khó khăn nhất trong quá trình xử lý chính là đối tượng điều khiển thường là học sinh phổ thông, chưa đến tuổi vị thành niên nên nhận thức còn hạn chế, không kiểm soát được hành vi bản thân. Lỗi vi phạm chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội không đúng quy cách, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên các tuyến đường nội thị. Khoản 5, điều 3, NĐ 34 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT đường bộ nêu rõ: “Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện)”. Quy định đã rõ, nhưng thực tế nhều thanh thiếu niên chạy quá tốc độ cho phép.
Việc bắt giữ rất khó khăn vì các đối tượng thấy lực lượng Công an xuất hiện đã đối phó bằng cách tắt mô-tơ điện và thong thả đạp xe như bình thường. Trong trường hợp bắt giữ, những người vi phạm cản trở bằng cách tập trung đông người, giằng co không cho lập biên bản và đưa xe về đơn vị xử lý, thậm chí lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ.
Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm người điều khiển và ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm còn rất thấp, không có tính giáo dục, răn đe. Với lỗi này, tại điểm d, khoản 4, điều 11, NĐ 34 chỉ áp dụng mức phạt từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng đối với người trên 18 tuổi; từ 16 tuổi đến 18 tuổi phạt 50% của mức phạt đối với người trên 18 tuổi và dưới 16 tuổi phạt cảnh cáo và giữ xe 10 ngày. Thực tế, đối tượng sử dụng xe đạp điện trên địa bàn thành phố Nam Định chủ yếu là thanh, thiếu niên (từ 16 tuổi đến 18 tuổi) nên cơ quan Công an áp dụng mức phạt tối đa là 75 nghìn đồng là quá thấp, đối tượng vi phạm coi thường và tiếp tục tái phạm.
Trung uý Phạm Thanh Sơn, cán bộ tổ tuyên truyền, Đội CSGT thành phố Nam Định cho biết: Cứ một tháng, đội CSGT cùng với Công an phường, xã trên địa bàn gửi số liệu vi phạm của xe đạp điện về Đội an ninh – Công an thành phố Nam Định. Từ đây, Đội tổng hợp lại để làm việc với các nhà trường, qua đó có biện pháp giáo dục, kiểm điểm từng học sinh vi phạm.
Ở các trường điểm trong thành phố như THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, biện pháp này có hiệu quả rõ rệt khi các trường quyết định hạ hạnh kiểm học sinh vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường cấp ba như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Ngô Quyền chưa thực sự quyết liệt trong xử lý vi phạm cũng như phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an để tuyên truyền, giáo dục.
Điều mong muốn của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm ATGT thành phố là mỗi gia đình, mỗi bậc phụ huynh học sinh cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ con, em mình; giáo dục ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông và chấp hành nghiêm kỷ cương, pháp luật quy định.
Theo Nhandan
Ý kiến ()