Tai nạn máy bay thảm khốc tại Xu-đăng
Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, chiếc máy bay chở phái đoàn Chính phủ Xu-đăng dự lễ kết thúc tháng Ra-ma-đan của người Hồi giáo gặp nạn ngày 19-8 làm 32 người chết, trong đó có ba bộ trưởng và nhiều quan chức chính phủ nước này.Hãng thông tấn Nhà nước Xu-đăng SUNA cho biết, điều kiện thời tiết xấu khiến tầm nhìn hạn chế là nguyên nhân vụ tai nạn. Trong lần thứ hai tìm cách hạ cánh xuống sân bay TP Ta-lô-đi, bang Nam Cô-đô-phan ở miền nam nước này, máy bay đã đâm vào núi và bị nổ tung.* Cùng ngày, tại khu nghỉ mát bên bờ biển Cu-ra-mô, bang La-gốt, phía tây nam Ni-giê-ri-a đã xảy ra thảm họa sóng biển dâng, làm ít nhất bốn người chết và 12 người mất tích. Thảm họa xảy ra vào lúc 2 giờ sáng, khi mọi người đang ngủ nên không kịp trở tay. Các vùng ven biển Đại Tây Dương thuộc bang La-gốt, nhất là những cộng đồng dân cư ven biển, là nơi thường xuyên bị nhấn chìm trong thảm họa sóng biển dâng.* Tổng thống Nam Phi G.Du-ma tuyên bố, nước này sẽ để...
Hãng thông tấn Nhà nước Xu-đăng SUNA cho biết, điều kiện thời tiết xấu khiến tầm nhìn hạn chế là nguyên nhân vụ tai nạn. Trong lần thứ hai tìm cách hạ cánh xuống sân bay TP Ta-lô-đi, bang Nam Cô-đô-phan ở miền nam nước này, máy bay đã đâm vào núi và bị nổ tung.
* Cùng ngày, tại khu nghỉ mát bên bờ biển Cu-ra-mô, bang La-gốt, phía tây nam Ni-giê-ri-a đã xảy ra thảm họa sóng biển dâng, làm ít nhất bốn người chết và 12 người mất tích. Thảm họa xảy ra vào lúc 2 giờ sáng, khi mọi người đang ngủ nên không kịp trở tay. Các vùng ven biển Đại Tây Dương thuộc bang La-gốt, nhất là những cộng đồng dân cư ven biển, là nơi thường xuyên bị nhấn chìm trong thảm họa sóng biển dâng.
* Tổng thống Nam Phi G.Du-ma tuyên bố, nước này sẽ để quốc tang một tuần để tưởng niệm 44 nạn nhân chết trong vụ bạo động tại mỏ bạch kim Ma-ri-ca-na hôm 16-8 vừa qua. Ngày 23-8 tới sẽ là ngày tang lễ chính thức trên cả nước. Vụ bạo động xuất phát từ cuộc đình công của các công nhân mỏ bạch kim thuộc Công ty khai khoáng Lôn-min. Đây là vụ xung đột đẫm máu nhất giữa cảnh sát và người biểu tình ở Nam Phi kể từ khi chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai năm 1994.
Theo Nhandan
Ý kiến ()