Tái diễn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN và PTNT) vừa tổ chức họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12. Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lại tái diễn trở lại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN và PTNT) vừa tổ chức họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12. Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lại tái diễn trở lại.
Cụ thể, tại các tỉnh miền bắc trong tháng 11 đã phát hiện 4 trong số 54 mẫu thịt gà có Campylobacter (một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, thâm nhập vào tế bào ruột mà không bị phát hiện và tiêu diệt). Ngoài ra, qua lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện 6 trong số 40 mẫu gà dương tính với Chloramphenicol và Furazolidon, hai chất cấm trong chăn nuôi, và 4 trong số 40 mẫu phát hiện Tetracycline (kháng sinh dùng trong thú y) vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ NN và PTNT cũng vừa phát hiện một vụ việc vận chuyển trâu bò từ Thái-lan về nước mà không thực hiện kiểm dịch.
Theo Cục Thú y, hiện cả nước còn có hai tỉnh Phú Yên và Nghệ An có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày. Cục đang phối hợp, chỉ đạo các địa phương nêu trên tích cực phòng, chống dịch bệnh.
Trong khi đó, gần hai tháng qua, người chăn nuôi lợn ở các xã Xuân Tình, Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn phải chống chọi với một loại bệnh mới xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt.
Trong đó, xã Xuân Tình có hơn 50% số hộ chăn nuôi với hơn 800 con lợn mắc bệnh và chết. Ngay khi phát hiện những đàn lợn bị chết, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, đồng thời tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng, chữa bệnh.
Báo Nông thôn ngày nayvà Tổ chức Mắt thương nhìn cuộc đời (Ca-na-đa) đã hỗ trợ 4,2 tấn lúa giống, trị giá 150 triệu đồng cho gần 500 hộ ở hai huyện Vũ Quang và Hương Sơn (Hà Tĩnh) khôi phục sản xuất sau bão lũ vừa qua. Trong đó, 341 hộ ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, được trợ giúp ba tấn lúa giống khang dân 18, trị giá 70 triệu đồng; 154 hộ ở xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, hỗ trợ 1,2 tấn lúa nhị ưu 838 trị giá 80 triệu đồng.
Nhằm chủ động đối phó tình hình xâm nhập mặn phía hạ lưu sông Tiền trong mùa khô hạn 2013-2014, toàn bộ các cống Bà Tài, Bà Lắm, Rạch Gốc… trong dự án ngọt hóa Phú Thạnh-Phú Đông thuộc huyện cù lao ven biển Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã đóng ngăn mặn triệt để. Diện tích bảo vệ trong vùng dự án trên lên tới 2.800 ha; trong đó có hơn 1.766 ha đất trồng lúa, hơn 900 ha vườn cây ăn trái. Còn lại là màu, cây công nghiệp và các cây trồng khác.
Ngày 10-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yênphối hợp UBND thị xã Sông Cầu tổ chức kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn nghề cá phường Xuân Thành với 51 đoàn viên. Đây là nghiệp đoàn nghề cá thứ năm của tỉnh được thành lập. Như vậy, đến nay tất cả bốn địa phương ven biển của tỉnh Phú Yên gồm huyện Đông Hòa, huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu và TP Tuy Hòa đều có tổ chức nghiệp đoàn nghề cá cấp xã và tương đương hoạt động, qua đó sẽ rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Phú Yên cũng là một trong bốn tỉnh (gồm Phú Yên, Quảng Ngãi, Kiên Giang và Ninh Thuận) được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chọn thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()