Tái đàn sau dịch bệnh: Tháo gỡ khó khăn cho nhà nông
LSO - Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra nhiều giá trị nhất trong nội ngành nông nghiệp. Bởi vậy nên phát triển chăn nuôi là hướng đi chiến lược để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhà nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra trước mắt đối với Lạng Sơn là làm thế nào để người chăn nuôi có thể tái đàn, ổn định sản xuất sau dịch tai xanh.Chăn nuôi tập trung theo hình thức công nghiệp góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh ( trang trại chăn nuôi trên địa bàn phường Đông Kinh, TPLS)Cuối tháng 6/2012, được ngân hàng duyệt cho vay 10 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, anh Lăng Văn Chồng, thôn Co Khuông, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc hăm hở ra tận thành phố Lạng Sơn mua ngay 8 chú lợn choai. Vợ, con ở nhà cũng góp sức gia cố thêm 2 gian chuồng để đủ điều kiện nuôi đàn lợn mới. Ở cái thôn nghèo Co Khuông này thì đầu tư đàn lợn tới 8 con đã được coi là chăn nuôi lớn. Thế...
LSO – Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra nhiều giá trị nhất trong nội ngành nông nghiệp. Bởi vậy nên phát triển chăn nuôi là hướng đi chiến lược để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhà nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra trước mắt đối với Lạng Sơn là làm thế nào để người chăn nuôi có thể tái đàn, ổn định sản xuất sau dịch tai xanh.
Chăn nuôi tập trung theo hình thức công nghiệp góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh
( trang trại chăn nuôi trên địa bàn phường Đông Kinh, TPLS)
Cuối tháng 6/2012, được ngân hàng duyệt cho vay 10 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, anh Lăng Văn Chồng, thôn Co Khuông, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc hăm hở ra tận thành phố Lạng Sơn mua ngay 8 chú lợn choai. Vợ, con ở nhà cũng góp sức gia cố thêm 2 gian chuồng để đủ điều kiện nuôi đàn lợn mới. Ở cái thôn nghèo Co Khuông này thì đầu tư đàn lợn tới 8 con đã được coi là chăn nuôi lớn. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Mới mua về được trong 10 ngày, đàn lợn lăn ra ốm, nhân viên thú y cơ sở đến lấy mẫu rồi gửi đi xét nghiệm. Anh Chồng tâm sự: lúc biết đàn lợn của gia đình mình dương tính với vi rút gây bệnh tai xanh, tôi rụng rời chân tay, hoang mang lắm. Tất cả đàn lợn mới mua của anh Chồng phải mang đi tiêu hủy, số tiền vay ngân hàng coi như mất theo lứa lợn ốm.
Không chỉ riêng gia đình anh Chồng, mà đợt bùng phát dịch tai xanh vừa rồi, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại. Theo thống kê, đến ngày 24/7 đã có 2.268 con lợn của 493 hộ gia đình bị mắc bệnh tai xanh. Trong số đó 861 con bị chết và tiêu hủy. Trong những năm qua, do tác động của giá cả thị trường, người chăn nuôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhiều địa phương trong tỉnh, người dân không thể tái đàn. Chính vì vậy mà chăn nuôi trong thời gian qua phát triển rất chậm, thậm chí tổng đàn lợn còn giảm. Theo tổng điều tra ngày 1/4/2012, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức 332,9 nghìn con, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh khiến cho sản xuất chăn nuôi đã khó, lại càng thêm khó.
Để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 780 phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải tiêu hủy theo quy định của Bộ NN&PTNT, thời gian hỗ trợ được tính từ ngày 1/1/2012. Theo quyết định này, các hộ có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh tai xanh vừa qua sẽ được hỗ trợ mới mức giá 35.000đồng/kg lợn hơi. Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thị Thanh Nhàn cho biết: ngành đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tích cực phối hợp với các địa phương để nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ, giúp người chăn nuôi có thể tái đàn. Về vấn đề này, Bà Nguyễn Thị Nguyệt, quyền Chi cục Trưởng Chi cục thú y cho biết: không cần phải đợi tới khi công bố hết dịch, mà ngay trong thời gian này Chi cục đang khẩn trương phối hợp, hướng dẫn các địa phương hoàn tất các thủ tục, niêm yết danh sách công khai để có thể hỗ trợ nhân dân trong thời gian sớm nhất.
Sự hỗ trợ của tỉnh là nguồn rất quan trọng đối với người chăn nuôi, tuy nhiên để tái đàn một cách có hiệu quả, thì rất cần sự đồng hành của các đơn vị khác. Ví dụ như trường hợp của anh Lăng Văn Chồng, mới được vay 10 triệu đồng từ ngân hàng thì đã gặp rủi ro bởi dịch bệnh, những trường hợp này rất cần sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể phối hợp với các ngân hàng để có cơ chế giãn nợ cho người nông dân. Mặt khác, vấn đề con giống cho tái đàn cũng là điều đáng bàn, bởi Lạng Sơn đang phải nhập đến 50% lợn giống từ các tỉnh phía xuôi. Lấy giống từ đâu để đảm bảo chất lượng, vận chuyển thế nào cho an toàn, chăn nuôi làm sao để an toàn dịch bệnh…nông dân Xứ Lạng đang rất cần sự đồng hành từ nhiều phía để có thể tái đàn, phát triển chăn nuôi.
Bài ảnh: Vũ Như Phong
Ý kiến ()