Năm 2011, ngành nông nghiệp có sáu mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao là thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, đồ gỗ đạt 4,1 tỷ USD, cao-su đạt 3,3 tỷ USD, cà-phê đạt 2,7 tỷ USD và hạt điều đạt hơn 1,5 tỷ USD... kết quả nói trên góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 25 tỷ USD, tăng 29% so cùng kỳ năm trước. Quan trọng hơn, nhờ xuất khẩu tăng trưởng, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt hơn 9,2 tỷ USD, và góp phần giảm nhập siêu chung của cả nước.Mặc dù sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng giá trị gia tăng của ngành lại đang có xu hướng giảm dần. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất, như lao động, vốn, vật tư và nguồn lực tự nhiên cao. Toàn...
Năm 2011, ngành nông nghiệp có sáu mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao là thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, đồ gỗ đạt 4,1 tỷ USD, cao-su đạt 3,3 tỷ USD, cà-phê đạt 2,7 tỷ USD và hạt điều đạt hơn 1,5 tỷ USD… kết quả nói trên góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 25 tỷ USD, tăng 29% so cùng kỳ năm trước. Quan trọng hơn, nhờ xuất khẩu tăng trưởng, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt hơn 9,2 tỷ USD, và góp phần giảm nhập siêu chung của cả nước.
Mặc dù sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng giá trị gia tăng của ngành lại đang có xu hướng giảm dần. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất, như lao động, vốn, vật tư và nguồn lực tự nhiên cao. Toàn ngành nông nghiệp chỉ tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao. So tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 thì mười năm sau tỷ lệ giá trị gia tăng giảm từ 66,35% xuống còn 58,8% (theo giá thực tế) và từ 45,6% xuống còn 38,8% (theo giá so sánh).
Theo kế hoạch, năm 2012, ngành nông nghiệp sẽ đưa tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 2,5 đến 2,6%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4 đến 4,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,5 đến 26 tỷ USD. Để đạt mục tiêu đề ra cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế và tiếp tục đổi mới về thể chế chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Việc tái cơ cấu nông nghiệp cần tập trung đầu tư, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh chăn nuôi, vốn là ngành có lợi thế của các vùng, miền; ưu tiên phát triển rau và hoa công nghệ cao, phát triển rừng kinh tế; khai thác thế mạnh sản xuất lúa gạo theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tốt, hiện đại hóa công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch; phát triển sản xuất gắn với chế biến và các hoạt động thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, cần xây dựng chương trình, chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, áp dụng công nghệ cao… bảo đảm mục tiêu tái cơ cấu là phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()