Tái cấu trúc các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội
Trong những năm gần đây, công nghiệp nói chung, các ngành công nghiệp chủ lực nói riêng của Hà Nội phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh vốn có của Thủ đô. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn thấp, ít sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để khắc phục tình trạng này, Hà Nội đang triển khai giải pháp tái cấu trúc các ngành công nghiệp chủ lực.Trong những năm qua, sáu ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thành phố. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực đóng góp 60% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút 50% tổng số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều lao động tri thức, có trình độ kỹ thuật. Phần lớn các doanh nghiệp coi...
Trong những năm qua, sáu ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thành phố. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực đóng góp 60% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút 50% tổng số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều lao động tri thức, có trình độ kỹ thuật. Phần lớn các doanh nghiệp coi trọng nghiên cứu phát triển, đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, nâng cao chất lượng, đổi mới thiết bị máy móc và quản lý; thu hút được lượng vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước để đưa vào sản xuất, huy động và tận dụng được năng lực thế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của ngành công nghiệp Hà Nội. Một số sản phẩm công nghiệp Hà Nội đã tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, công nghiệp nói chung, công nghiệp chủ lực của Hà Nội nói riêng phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh vốn có của Thủ đô. Vai trò liên kết và lan tỏa của các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; chưa có nhiều sản phẩm chủ lực, cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước và quốc tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp mũi nhọn còn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển rõ ràng. Quy mô doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội còn nhỏ bé, vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn thấp. Cơ cấu đầu tư còn dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả, chưa mạnh dạn đầu tư”đi tắt – đón đầuể, thực hiện đầu tư còn chậm. Chi phí sản xuất cao, do phụ thuộc rất lớn về vật tư nguyên liệu nhập khẩu, giá trị gia tăng sản phẩm thấp. Các chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp Hà Nội còn chưa thật sự hấp dẫn so với một số địa phương khác trong cả nước, chưa tập trung đầu tư có trọng điểm, có chọn lọc vào một số ngành, một số lĩnh vực chủ yếu, thiếu các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích công nghiệp mang tính đặc thù của Thủ đô… dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp.
Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 15 xác định rõ: Trong những năm tới, huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, sạch, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, các ngành công nghiệp phụ trợ. Đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…), xây dựng Hà Nội trở thành một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới…
Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới cần tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp, các công đoàn và chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng chất xám, công nghệ cao và có tính chất”dẫn đường”; có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, như: công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm), công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như: công nghiệp điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế…), cơ khí chính xác (máy công cụ và động lực, lắp ráp – chế tạo ô-tô, xe máy, máy biến thế…), dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm. Khuyến khích phát triển các công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như: điện – điện tử tin học; cơ – kim khí; dệt – may – da giày cao cấp; chế biến thực phẩm, vật liệu mới, vật liệu xây dựng cao cấp và trang trí nội thất (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới); mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư chiều sâu cho một số công đoạn, thành phần sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao (thiết kế, làm khuôn mẫu…). Đặc biệt, ưu tiên phát triển một số khu công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội và khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử…; giảm tỷ trọng công nghiệp nhóm khai thác; tăng tỷ trọng công nghiệp nhóm chế biến.
Để thúc đẩy tái cấu trúc công nghiệp chủ lực Hà Nội, cần coi trọng triển khai các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường phối hợp quản lý nhà nước, một mặt, sớm hoàn thành việc xây dựng, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch mạng lưới kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực và dịch vụ, quy hoạch phát triển các ngành chung cho toàn vùng Thủ đô. Trên cơ sở đó, xác định sớm những dự án đầu tư trọng điểm. Thành phố cần chủ động phối hợp các ngành chức năng xây dựng Đề án tái cơ cấu cho từng ngành kinh tế, sản phẩm chủ lực và khu vực doanh nghiệp trên địa bàn, bảo đảm hiện đại và phát triển bền vững, làm căn cứ chỉ đạo thống nhất trong những năm tới. Mặt khác, coi trọng các hoạt động nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư trên thế giới, chính sách đầu tư của các khối, các nước, các tập đoàn công ty lớn; thúc đẩy cải thiện căn bản môi trường kinh doanh theo hướng thị trường, bình đẳng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hơn; có chính sách đặc thù phát triển công nghiệp chủ lực đẩy mạnh thông tin và xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp một cách có chọn lọc. Khuyến khích đặc biệt các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Không cấp phép các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường. Phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ tập trung cho các ngành công nghiệp chủ lực, phù hợp với nhu cầu chung của toàn vùng.
Thứ hai, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn để giải quyết các vấn đề kinh tế – kỹ thuật nảy sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh (hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình sản xuất những sản phẩm có kết cấu phức tạp; giữa sản xuất với cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; trong nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới…). Coi trọng phát triển các khu dịch vụ logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics phân phối theo hướng chuyên nghiệp hóa và tập trung hóa hỗ trợ phát triển công nghiệp chủ lực.
Thứ ba, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật bậc cao, cán bộ quản lý khoa học và quản lý doanh nghiệp tập trung dài hạn theo hệ chuẩn và những ngành nghề mũi nhọn, công nghệ cao: cơ, kim khí, điện – điện tử, tin học… Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế…
Theo Nhandan
Ý kiến ()