Tác động tích cực của sinh vật cảnh đối với cuộc sống con người ở Việt Nam
Khách tham quan Liên hoan sinh vật cảnh Hải Dương. Ảnh Tạp chí Sinh vật cảnh Việt Nam Trải qua 22 năm hoạt động (1989-2011), Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể để xây dựng sinh vật cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao, góp phần gìn giữ, phát triển cảnh quan môi trường và xây dựng cuộc sống văn hóa mới ở nông thôn cũng như thành thị.Được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Đại hội IV của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (2007-2011), công tác xây dựng tổ chức hội những năm qua đã có bước tiến rõ rệt với sự tăng lên không ngừng về số lượng cũng như chất lượng hoạt động. Đến nay, cả nước có tới 125.000 hội viên sinh hoạt trong hơn 3.000 chi hội, nhà vườn, doanh nghiệp. Hội Sinh vật cảnh được phát triển phong phú, đa dạng với nhiều loại hình hoạt động dành cho nhiều đối tượng, sản phẩm như: Câu lạc bộ chuyên ngành hoa lan, cây cảnh nghệ thuật, gỗ lũa, chim cảnh; các trung tâm đào tạo, tư vấn...
Khách tham quan Liên hoan sinh vật cảnh Hải Dương. Ảnh Tạp chí Sinh vật cảnh Việt Nam |
Được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Đại hội IV của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (2007-2011), công tác xây dựng tổ chức hội những năm qua đã có bước tiến rõ rệt với sự tăng lên không ngừng về số lượng cũng như chất lượng hoạt động. Đến nay, cả nước có tới 125.000 hội viên sinh hoạt trong hơn 3.000 chi hội, nhà vườn, doanh nghiệp. Hội Sinh vật cảnh được phát triển phong phú, đa dạng với nhiều loại hình hoạt động dành cho nhiều đối tượng, sản phẩm như: Câu lạc bộ chuyên ngành hoa lan, cây cảnh nghệ thuật, gỗ lũa, chim cảnh; các trung tâm đào tạo, tư vấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các lớp học với hàng chục nghìn hội viên, nông dân tham gia thông qua đào tạo truyền nghề kết hợp giao lưu, hội thảo gắn với các lễ hội, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của nhiều người về giá trị sinh vật cảnh. Hàng trăm làng nghề trồng hoa cây cảnh truyền thống được khôi phục và hình thành thêm nhiều trung tâm chuyên sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Như một xu thế phát triển, thời điểm này, nước ta đã có tới 1,5 triệu lao động chuyên sản xuất, kinh doanh và 2,5 triệu lao động thời vụ, tạo nguồn thu nhập ngày càng cao, có nơi đạt hơn 20% giá trị thu nhập từ nông nghiệp, hơn 5 vạn hộ thoát nghèo bằng nghề sinh vật cảnh.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế thiết thực, sinh vật cảnh Việt Nam còn mang lại giá trị văn hóa cho đời sống xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa. Ý thức vai trò và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, nhiều hoạt động về văn hóa sinh vật cảnh gắn liền với tôn tạo cảnh quan ở nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, trường học, công trình văn hóa, lịch sử đã được thực hiện… Năm năm qua, sinh vật cảnh Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh vai trò bảo vệ cảnh quan di tích và cổ thụ. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã thống kê và lên kế hoạch bảo vệ 5.000 cổ thụ. Sinh vật cảnh Việt Nam còn mang đến những đóng góp thiết thực cho môi trường bằng việc trồng cây xanh dưới các chân đê và rừng ngập mặn. Các nhà vườn, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trong cả nước trực tiếp tham gia xây dựng hàng triệu m2 vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh, cây cảnh cho các công viên, công trình giao thông, khu đô thị mới, nhằm tôn tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp, hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. Dọc theo chiều dài đất nước, ở hầu hết các cơ sở di tích văn hóa, lịch sử, đâu đâu cũng thấy hiện diện sinh vật cảnh. Có hàng trăm cuộc triển lãm sinh vật cảnh với quy mô đa dạng được tổ chức song hành với những sự kiện văn hóa, chính trị của đất nước như: Liên hoan hoa Đà Lạt, Lễ hội hoa chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những triển lãm này không chỉ nhằm xúc tiến thương mại mà còn mang đến cơ hội cho những sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng rãi, góp phần vào việc quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp đến bạn bè quốc tế. Ở nhiều địa phương, hoạt động sinh vật cảnh trở thành tiêu chí để công nhận gia đình văn hóa và khu dân cư văn hóa. Thực tế đã chứng minh, ở đâu sinh vật cảnh phát triển, ở đó ít xảy ra những tệ nạn xã hội, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết nhân dân ở cơ sở.
Truớc những kết quả đáng ghi nhận nói trên, sinh vật cảnh Việt Nam đã tìm ra lối đi riêng cho mình để phát triển vững chắc trong thời gian tới. Gắn liền với công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sinh vật cảnh Việt Nam sẽ phối hợp các bộ, ban, ngành để phát huy sức mạnh tổng hợp trong từng chương trình hành động. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh theo đó được đẩy mạnh, từ đó nâng cao kỹ năng hướng dẫn hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, việc đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của các cấp cũng được sinh vật cảnh Việt Nam chú trọng. Công tác tài chính sinh vật cảnh thời gian tới sẽ dựa vào nguồn thu chủ yếu từ hội phí và các hợp đồng dịch vụ sinh vật cảnh, các đề án, chương trình công tác xã hội hóa theo năng lực. Các hội viên được tuyên truyền sâu, rộng để thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn minh. Thời gian tới, sinh vật cảnh Việt Nam đặc biệt đẩy mạnh hiệu quả của công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực, trình độ hội viên, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm bằng đẩy mạnh xuất khẩu. Những nhiệm vụ, phương hướng này sẽ được trao đổi và cụ thể hóa tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh vật cảnh Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra từ ngày 10 đến 11-12 tại Hà Nội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()