LSO-Dự án Cải cách quản lý tài chính công được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình hội nhập quốc gia. Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện đổi mới phương thức và cách thức quản lý NSNN theo hướng hiện đại, từng bước thiết lập khuôn khổ tài chính trung hạn và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hướng tới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngoài ra, còn hỗ trợ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa quản lý công nợ và quản lý rủi ro nợ doanh nghiệp Nhà nước. Kho bạc nhà nước tỉnh Lạng Sơn tập huấn sử dụng hệ thống TABMIS Ảnh: Khánh LyÔng Nguyễn Quốc Toàn, Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN), Phó...
LSO-Dự án Cải cách quản lý tài chính công được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình hội nhập quốc gia.
Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện đổi mới phương thức và cách thức quản lý NSNN theo hướng hiện đại, từng bước thiết lập khuôn khổ tài chính trung hạn và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hướng tới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngoài ra, còn hỗ trợ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa quản lý công nợ và quản lý rủi ro nợ doanh nghiệp Nhà nước.
|
Kho bạc nhà nước tỉnh Lạng Sơn tập huấn sử dụng hệ thống TABMIS Ảnh: Khánh Ly |
Ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN), Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo liên ngành triển khai TABMIS tại Lạng Sơn cho biết: Trong dự án cải cách hành chính công, Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) là cấu phần quan trọng nhất, có giá trị lớn nhất trong dự án với thời gian kéo dài (2003- 2010), phạm vi triển khai rộng và có ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy của một số đơn vị trong hệ thống tài chính. Với các tính năng ưu việt, các chức năng và quy trình trong TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực và thông lệ trên thế giới như: Mô hình kho bạc tham khảo (TRM) do Ngân hàng thế giới WB phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF xây dựng; kế toán trên cơ sở dồn tích; tài khoản kho bạc duy nhất (TSA); phân loại mã tài khoản và mục lục ngân sách thống nhất; quản lý nợ, quy trình ngân sách. Hệ thống TABMIS được xây dựng dựa trên phần mềm có sẵn, được phát triển theo phương pháp luận “ Lập kế hoạch nguồn lực- ERP với giải pháp Oracle Financials đã được chuẩn hóa cho mô hình khu vực công, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Về bản chất, có thể hiểu TABMIS là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống kế toán máy tính thực hiện ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung tại trung ương có khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện ngân sách ở các cấp, các bộ, ngành, đơn vị sử dụng ngân sách thông qua KBNN. Do vậy, TABMIS được xây dựng và triển khai trong toàn bộ hệ thống kho bạc Nhà nước, kết nối với cơ quan tài chính các cấp (trung ương, tỉnh, huyện) cung cấp thông tin tới các Bộ, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hệ thống này cũng được kết nối tới các bộ chuyên ngành và thí điểm kết nối tới một số đơn vị sử dụng ngân sách.
Với các tính năng ưu việt của TABMIS đối với cải cách quản lý hành chính công, tại Lạng Sơn đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và tổ triển khai TABMIS địa phương từ tháng 6/2010 để triển khai thực hiện. Qua đó đã tổ chức được các lớp đào tạo tin học cơ bản cho người sử dụng hệ thống TABMIS cho 120 cán bộ của KBNN và cơ quan tài chính trên toàn địa bàn trong thời gian 7 ngày; cử 4 cán bộ KBNN tham gia lớp đào tạo người sử dụng chính TABMIS để đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ trong và sau khi triển khai TABMIS tại địa phương; cử 5 cán bộ KBNN tham gia hỗ trợ triển khai TABMIS tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc, Đồng Nai nhằm tích lũy kinh nghiệm; đăng cai tổ chức 3 lớp tập huấn chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS với 780 cán bộ hệ thống KBNN và tài chính của 5 tỉnh phía Bắc tham gia. Tổ chức lớp tập huấn cho người sử dụng cuối cho các cán bộ KBNN của 10 huyện. Song song với công tác tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, các đơn vị có sử dụng hệ thống TABMIS cũng thực hiện việc nâng cấp mạng máy tính, nâng cấp hệ thống hạ tầng truyền thông nhằm đảm bảo cơ sở vật chất để triển khai; tổ chức triển khai chương trình hiện đại hóa thu nộp ngân sách nhà nước (TCS) phục vụ cho triển khai TABMIS; thực hiện đối chiếu dữ liệu, làm sạch dữ liệu và thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác triển khai trên toàn địa bàn.
Với tính hiện đại, thống nhất từ trung ương đến địa phương, hệ thống TABMIS được vận hành sẽ thay thế phương thức quản lý ngân sách với những cách thức quản lý, thói quen làm việc cũ bằng phương thức quản lý ngân sách mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo liên ngành TABMIS tại Lạng Sơn sẽ thường xuyên, tích cực phối hợp với Ban triển khai TABMIS- Bộ Tài chính để đánh giá tình hình thực hiện nhằm báo cáo, kiến nghị, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh, phối hợp với các đơn vị liên quan tháo gỡ những khó khăn trong ngành để tuân thủ đúng các quy trình trong hệ thống.
Hoàng Huy
Ý kiến ()