Syria và Liên đoàn Ả rập thông qua lộ trình chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria
Đài truyền hình quốc gia Syria ngày 1/11 đưa tin: Syria và Ủy ban cấp Bộ trưởng của Liên đoàn Ả rập (AL) vừa đạt được một thỏa thuận về lộ trình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 7 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.Người dân Syria tổ chức biểu tình ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad tại Deir al-Zour ngày 1/11 (Ảnh: PressTV)Trong khi đó, hãng thông tấn SANA cũng xác nhận thông tin trên và cho biết thêm, bản tuyên bố chính thức về vấn đề này sẽ được hai bên đưa ra trong một cuộc họp diễn ra tại trụ sở của AL ở thủ đô Cairo (Ai Cập) vào ngày hôm nay (2/11).Thỏa thuận về lộ trình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria được chính quyền Damascus và AL thông qua trong bối cảnh ngày 1/11, hàng nghìn người dân Syria đã tiến hành biểu tình tại thành phố Deir al-Zour nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cụ thể, những người biểu tình ủng hộ những cam kết về cải cách mà ông al-Assad đã đưa ra, đồng thời giơ cao...
Đài truyền hình quốc gia Syria ngày 1/11 đưa tin: Syria và Ủy ban cấp Bộ trưởng của Liên đoàn Ả rập (AL) vừa đạt được một thỏa thuận về lộ trình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 7 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.
Người dân Syria tổ chức biểu tình ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad |
Trong khi đó, hãng thông tấn SANA cũng xác nhận thông tin trên và cho biết thêm, bản tuyên bố chính thức về vấn đề này sẽ được hai bên đưa ra trong một cuộc họp diễn ra tại trụ sở của AL ở thủ đô Cairo (Ai Cập) vào ngày hôm nay (2/11).
Thỏa thuận về lộ trình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria được chính quyền Damascus và AL thông qua trong bối cảnh ngày 1/11, hàng nghìn người dân Syria đã tiến hành biểu tình tại thành phố Deir al-Zour nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cụ thể, những người biểu tình ủng hộ những cam kết về cải cách mà ông al-Assad đã đưa ra, đồng thời giơ cao những khẩu hiệu phản đối sự can thiệp từ phía bên ngoài vào tình hình nội bộ Syria.
Trước đó, ngày 30/10, Ủy ban cấp Bộ trưởng của AL với nhiệm vụ tìm kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Syria đã có cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tại Doha, Qatar và đề xuất một kế hoạch cho tình hình bất ổn tại Syria, theo đó, yêu cầu ngừng ngay các hành động bạo lực tại nước này. Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành đối thoại với phe đối lập tại Cairo và rút binh sĩ khỏi các khu vực bất ổn.
Đưa ra phản ứng trước thông tin trên, tại Washington, ngày 1/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jay Carney đã hoan nghênh thỏa thuận giữa AL và chính quyền Syria nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng tại quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cho rằng, Tổng thống al-Assad cần phải từ chức. Trước đó, cùng với Liên minh châu Âu (EU), Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với nhiều cá nhân và tổ chức của Syria, đồng thời kêu gọi Tổng thống al-Assad từ chức.
Trong khi đó, nhà hùng biện Mohammad Habash – người dẫn đầu phong trào “Con đường thứ ba” tại Syria đã bày tỏ quan điểm cho rằng “những đề xuất của AL rất lô-gíc và chúng tôi hy vọng chính phủ Syria sẽ đưa ra phản ứng tích cực về vấn đề này”.
Ông George Jabbour, một chuyên gia phân tích chính trị cũng cho rằng, hiện không có lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng tại Syria tối ưu hơn con đường đối thoại; đồng thời cho biết thêm, AL có thể đóng một vai trò hiệu quả trong việc phát động một cuộc đối thoại nghiêm túc tại Damascus.
Về phần mình, Phó Tổng Thư ký AL Ahmed Ben Helli cho biết, đến nay, AL vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ chính quyền Syria về đề xuất trên, song cho rằng, phía Syria sẽ chính thức đưa ra câu trả lời tại cuộc gặp giữa Ủy ban cấp bộ trưởng của AL và phái đoàn Syria ở Cairo ngày 2/11.
Theo nhận định của giới phân tích, việc Syria chậm trễ trong việc đưa ra câu trả lời trước kế hoạch do AL đề xuất xuất phát từ thái độ thận trọng của chính phủ Syria trước một số lập trường của các quốc gia Ả rập cũng như về địa điểm tổ chức các cuộc đối thoại. Trên thực tế, chính quyền Syria đã từng nhiều lần tuyên bố rằng, bất kỳ một cuộc đối thoại nào, nếu diễn ra, cần được tổ chức trong phạm vi lãnh thổ nước này.
Được biết, tại Diễn đàn Đối thoại kinh tế toàn quốc tổ chức ở thủ đô Damascus từ 30/10 – 1/11, Thủ tướng Syria Adel Safar khẳng định: Chính phủ nước này quyết tâm thúc đẩy cải cách kinh tế. Theo ông Safar, cải cách kinh tế là một phần tiến trình cải cách tổng thể của đất nước và là cách thức “xác thực” nhất để đáp ứng các đòi hỏi trong nước; gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện mức sinh hoạt của người dân. Ông thừa nhận tiến trình cải cách đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là những “thách thức từ bên ngoài” đe dọa làm suy yếu các nền tảng kinh tế của Syria, song chính phủ quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tiến trình này.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()