Syria phản ứng về lệnh trừng phạt của Liên đoàn Ả rập
Phát biểu trước các phóng viên tại thủ đô Damascus ngày 28/11, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho rằng, Liên đoàn Ả rập (AL) đã đưa ra một lời “tuyên chiến về kinh tế” khi thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem (Ảnh: AFP)Tuyên bố trên được ông al-Muallem đưa ra trong bối cảnh AL ngày 27/11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria trong bối cảnh chính quyền nước này tiếp tục trấn áp bạo lực người biểu tình. Gói các biện pháp trừng phạt “vốn chưa từng có tiền lệ” do AL đưa ra gồm ngừng các hoạt động giao dịch với Ngân hàng trung ương Syria và phong tỏa các tài khoản của chính phủ Syria ở nước ngoài. Phát biểu trước các phóng viên, ông al-Muallem cho biết, Syria đã rút hầu hết các tài khoản bị AL áp đặt lệnh phong tỏa ngày 27/11. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại rằng, các lệnh trừng phạt của AL sẽ có tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế Syria, đặc biệt trong bối...
Phát biểu trước các phóng viên tại thủ đô Damascus ngày 28/11, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho rằng, Liên đoàn Ả rập (AL) đã đưa ra một lời “tuyên chiến về kinh tế” khi thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem (Ảnh: AFP) |
Tuyên bố trên được ông al-Muallem đưa ra trong bối cảnh AL ngày 27/11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria trong bối cảnh chính quyền nước này tiếp tục trấn áp bạo lực người biểu tình. Gói các biện pháp trừng phạt “vốn chưa từng có tiền lệ” do AL đưa ra gồm ngừng các hoạt động giao dịch với Ngân hàng trung ương Syria và phong tỏa các tài khoản của chính phủ Syria ở nước ngoài.
Phát biểu trước các phóng viên, ông al-Muallem cho biết, Syria đã rút hầu hết các tài khoản bị AL áp đặt lệnh phong tỏa ngày 27/11. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại rằng, các lệnh trừng phạt của AL sẽ có tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế Syria, đặc biệt trong bối cảnh các nước Ả rập chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu thương mại của Syria và hầu hết các khoản đầu tư nước ngoài vào Syria đều có nguồn gốc từ các nước sản xuất dầu mỏ. Ngoài ra, ông al-Muallem còn lên tiếng hoan nghênh thiện chí của Nga trong việc đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột chính trị tại Syria. Theo lập luận của quan chức ngoại giao Syria thì lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này sẽ được tìm thấy thông qua con đường đối thoại.
Bên cạnh phải đối mặt với những áp lực từ phía các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, chính phủ Syria lại đang vấp phải một thông tin gây bất lợi từ phía Liên hợp quốc. Ủy ban độc lập điều tra về Syria do Liên hợp quốc chỉ định ngày 28/11 cũng cho biết, lực lượng quân đội và an ninh Syria đã phạm các tội ác chống lại loài người khi đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Ủy ban này đã phỏng vấn 223 nạn nhân và nhân chứng, trong số đó có các binh sĩ an ninh đào tẩu, những người đã kể về các lệnh đàn áp người biểu tình. Báo cáo của ủy ban bày tỏ lo ngại về tội ác chống lại loài người tại nhiều địa điểm khác nhau ở Syria và kết luận lực lượng quân đội và an ninh đứng đằng sau các hành động này.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phe đối lập vẫn tiếp tục cáo buộc các nhà chức trách Syria sử dụng vũ lực chống lại “những người biểu tình hòa bình” khiến nhiều người bị thương và thiệt mạng. Về phần mình, các nhà chức trách Syria khẳng định rằng quân đội và cảnh sát của chính phủ đang đối phó với các phần tử vũ trang vốn được hậu thuẫn tài chính từ phía nước ngoài để tấn công các cơ quan hành chính và dân thường tại Syria./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()