LSO-Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay rất cần thiết và bức xúc hàng đầu cần tập trung giải quyết nhằm lập lại trật tự, kỷ cương, luật pháp, gìn giữ sự ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đây còn là vấn đề liên quan trực tiếp tới sự mất, còn của chế độ, tới thành bại của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng CNXH trên quy mô cả nước, tới sự phát triển của dân tộc và xã hội ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân ở thôn Bản Sầm xã Xuân Mai, Văn Quan - Ảnh: Thanh SơnDo tính cần thiết, bức xúc và tầm quan trọng chiến lược đó của vấn đề hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn, cần tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức trong cán bộ đảng viên và đông đảo quần chúng, trong các tổ chức Đảng,...
LSO-Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay rất cần thiết và bức xúc hàng đầu cần tập trung giải quyết nhằm lập lại trật tự, kỷ cương, luật pháp, gìn giữ sự ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn, đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Đây còn là vấn đề liên quan trực tiếp tới sự mất, còn của chế độ, tới thành bại của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng CNXH trên quy mô cả nước, tới sự phát triển của dân tộc và xã hội ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
|
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân ở thôn Bản Sầm xã Xuân Mai, Văn Quan – Ảnh: Thanh S ơn |
Do tính cần thiết, bức xúc và tầm quan trọng chiến lược đó của vấn đề hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn, cần tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức trong cán bộ đảng viên và đông đảo quần chúng, trong các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể của hệ thống chính trị. Đó là nhận thức về vai trò của cơ sở trong phát triển toàn diện nông thôn, nông nghiệp và nông dân, trong sự phát triển của cả nước trong việc thực hiện thành công các mục tiêu của đổi mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sẽ không thể phát triển được nông thôn mà nền tảng của nó là nông nghiệp, nhân vật trung tâm trong phát triển kinh tế – xã hội nông thôn là nông dân và các hộ nông dân, nếu không vượt qua ngưỡng của sản xuất thuần nông cổ truyền. Muốn vậy phải công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển nông dân, giúp cho nông dân xóa được đói, giảm được nghèo, từng bước trở nên khả giả, giàu có bằng cách phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại. Sẽ không thể tạo được sự chuyển biến thực sự của hệ thống chính trị ở nông thôn nếu không giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa thể chế với dân, giữa cán bộ với dân, giữa chính sách và luật pháp với dân, giữa Nhà nước với nông dân, giữa Nhà nước với cán bộ cơ sở qua hệ thống chính sách và cơ chế.
Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị để phát triển kinh tế – xã hội là để tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cuộc sống của nhân dân ở cơ sở, đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nông dân. Đó chính là làm chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, là công bằng và bình đẳng xã hội ở nông thôn, cho nông dân, vì nông dân. Đó còn là xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và phát triển đời sống văn hóa tinh thần để nông dân – nguồn nhân lực xã hội chủ yếu ở nông thôn có những điều kiện cần thiết thực sự làm chủ cuộc sống của mình.
Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các yêu cầu và nhiệm vụ: Xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở xã và các thôn xóm. Xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền là khâu đột phá, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng là điều kiện quan trọng để thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của quần chúng trong mọi lĩnh vực đời sống ở nông thôn. Phải thực sự dựa vào dân mà chỉnh đốn và xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể. Phát động được nhiệt tình hăng hái, khả năng sáng tạo, ý thức và nghĩa vụ làm chủ của quần chúng, tạo ra sức mạnh đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân cư, bằng phong trào quần chúng xây dựng hệ thống chính trị. Gắn liền với cuộc vận động củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở với thực hiện quy chế dân chủ, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho quần chúng.
Hoàng Quang Hiểu
Ý kiến ()