Sudan và Nam Sudan vẫn đi tìm lời giải cho bài toán tranh chấp
Những tưởng quan hệ giữa Sudan và Nam Sudan sẽ yên ả sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện 8 thỏa thuận quan trọng khác vào tháng 3 vừa qua. Nhưng tình thế đã bị đảo ngược khi bắt đầu từ ngày 9/6, Sudan lại đưa ra quyết định đóng cửa tuyến xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua lãnh thổ nước này.
Những tưởng quan hệ giữa Sudan và Nam Sudan sẽ yên ả sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện 8 thỏa thuận quan trọng khác vào tháng 3 vừa qua. Nhưng tình thế đã bị đảo ngược khi bắt đầu từ ngày 9/6, Sudan lại đưa ra quyết định đóng cửa tuyến xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua lãnh thổ nước này.
Nguồn tài nguyên dầu mỏ là một trong những vấn đề mấu chốt khiến quan hệ giữa |
Cũng theo đó, các thỏa thuận đã được ký kết vào năm ngoái giữa Khartoum và Juba sẽ bị hủy bỏ. Người dân hai nước Sudan và Nam Sudan, cũng như giới trung gian hòa giải lại thấp thỏm dõi theo những diễn biến có liên quan đến tình hình giữa hai nước. Và họ lại mong chờ vào kết quả tốt đẹp của những cuộc đàm phán – vốn đã được kéo dài từ sau khi Nam Sudan tách ra là một nước độc lập năm 2011.
Kể từ khi tách ra là một quốc gia độc lập, quan hệ giữa Nam Sudan với người láng giềng Sudan liên tục gặp “trục trặc”. Từ chuyện liên quan đến quyền lợi kinh tế đến những tranh chấp về lãnh thổ đã khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Xung đột nổ ra và hàng trăm nghìn người dân của hai nước phải đi lánh nạn để bảo đảm an toàn.
Được biết, phần lớn trữ lượng dầu và khu vực sản xuất dầu nằm ở Nam Sudan, nhưng các cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ ngành công nghiệp này như đường ống, các nhà máy hóa dầu và cảng xuất khẩu lại nằm trên phần lãnh thổ Sudan và Nam Sudan phải trả chi phí để sử dụng các cơ sở hạ tầng ấy. Khi hai bên không thống nhất được về phí trung chuyển, cùng với những tranh chấp về khu vực Abyei nhiều dầu mỏ nằm giữa hai nước cũng là lúc các mâu thuẫn nảy sinh.
Thêm vào đó, theo quan điểm của Sudan, trong thời gian qua chính quyền Juba vẫn tiếp tục hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở Nam Kordofan và Xanh Nile của nước này. Điều này đã khiến Sudan đưa ra quyết định đóng cửa đường xuất khẩu dầu của Nam Sudan thông qua lãnh thổ Sudan. Tuy nhiên, Juba vẫn một mực từ chối việc có liên quan đến lực lượng nổi dậy ở Sudan. Juba đồng thời cáo buộc trở lại rằng chính quyền Khartoum vẫn hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy SRF ở nước này. Tất nhiên, Sudan cũng phủ nhận cáo buộc này.
Trong một diễn biến mới nhất, Sudan ngày 16/6 vừa qua đã bày tỏ nhất trí với đề xuất của Liên minh châu Phi nhằm chấm dứt quan hệ căng thẳng với Nam Sudan. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Sudan Abu Bakr al-Siddiq cho biết, chính phủ nước này đã chính thức đồng ý với những đề xuất của Ủy ban triển khai cấp cao về Sudan của Liên minh châu Phi (AUHIP) liên quan tới mối quan hệ với Nam Sudan.
Trong số các đề xuất này có việc vạch ra một chương trình biên giới của AU nhằm thành lập nhóm tham vấn xác lập giới tuyến của khu vực phi quân sự. Vùng đệm biên giới phi quân sự là nơi binh lính phải rút cách xa 10 km từ các điểm ranh giới kiểm soát trên thực tế dọc theo đường biên giới không phân chia giữa hai nước.
Đến nay, vấn đề về chi phí vận chuyển tạm thời được giải quyết. Nhưng việc xuất khẩu dầu mỏ lại gặp trục trặc và khu vực giàu tài nguyên Abei cũng như ranh giới lãnh thổ vẫn là một bài toán chưa dễ tìm lời giải giữa hai quốc gia này.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()