Sức sống mới ở vùng cao
Chăm sóc cao-su ở Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường (Lào Cai). Cách đây bốn năm, vùng đất biên giới, nằm ven sông Hồng, thuộc xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 50 km về phía bắc) còn hoang vu, dân cư thưa thớt.Đúng ngày thành lập Đoàn, 26-3-2008, Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường được thành lập, đến nay thay vào những quả đồi trọc hoặc đầy cỏ tranh, lau lách là những đồi cao-su, chè, dứa, ruộng lúa, nương ngô xanh mướt với gần 100 ngôi nhà xây kiên cố bằng gạch, lợp mái ngói xi-măng được quy hoạch bài bản. Đây là mô hình làng thanh niên đầu tiên của tỉnh Lào Cai được triển khai xây dựng, với tổng vốn đầu tư của Nhà nước gần 30 tỷ đồng.Đồng chí Bùi Quốc Phi, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Phó Trưởng ban quản lý dự án Làng Thanh niên Trịnh Tường cho biết: Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường sở hữu gần 850 ha đất đồi núi sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc, hiện có 87 hộ gia đình trẻ, chủ yếu là...
Chăm sóc cao-su ở Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường (Lào Cai). |
Đúng ngày thành lập Đoàn, 26-3-2008, Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường được thành lập, đến nay thay vào những quả đồi trọc hoặc đầy cỏ tranh, lau lách là những đồi cao-su, chè, dứa, ruộng lúa, nương ngô xanh mướt với gần 100 ngôi nhà xây kiên cố bằng gạch, lợp mái ngói xi-măng được quy hoạch bài bản. Đây là mô hình làng thanh niên đầu tiên của tỉnh Lào Cai được triển khai xây dựng, với tổng vốn đầu tư của Nhà nước gần 30 tỷ đồng.
Đồng chí Bùi Quốc Phi, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Phó Trưởng ban quản lý dự án Làng Thanh niên Trịnh Tường cho biết: Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường sở hữu gần 850 ha đất đồi núi sát biên giới Việt Nam – Trung Quốc, hiện có 87 hộ gia đình trẻ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy…, có 40 gia đình trẻ là người dân tộc Mông. Tiêu chí để vào Làng Thanh niên là người có gia đình, dưới 35 tuổi, có không quá hai con, có trình độ THCS trở lên, tuân thủ tác phong lao động, nền nếp sinh hoạt như công nhân. Đến nay, đã hoàn thành năm km đường giao thông được rải đá cấp phối, đường điện lưới và hai công trình nước sinh hoạt tự chảy, bảo đảm sinh hoạt và sản xuất tại chỗ. Dự án hỗ trợ mỗi hộ 30 triệu đồng làm nhà và đã hình thành ba khu: Vĩ Lầu, Bản Tàng, Tân Tiến. Đối với các hộ còn khó khăn như Bản Tàng thì 30 triệu đồng đủ cho xây ngôi nhà cấp bốn cùng với nước, điện và công trình vệ sinh tự hoại. Với những hộ dư dả đã xây được nhà khang trang, trong khuôn viên từ 400 m2 đến 700 m2/hộ. Hiện nay, ước tính tổng giá trị tài sản cố định của Làng Thanh niên khoảng hơn 15 tỷ đồng. Về sản xuất, các hộ được tư vấn chọn lựa các loại giống mới năng suất cao, kỹ thuật cấy trồng, chăm sóc, chăn nuôi. Ngoài việc bảo đảm sản xuất bình thường, Làng Thanh niên đã liên kết với Tập đoàn Cao-su Việt Nam thông qua Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Cao-su tại tỉnh Lào Cai trồng được 120 ha cao-su (trong tổng số quy hoạch 125 ha) theo phương thức: Làng Thanh niên góp đất và công lao động trồng, chăm sóc, Công ty cao-su góp giống cây và phân bón, đồng thời chuyển giao kỹ thuật. Theo anh Bùi Quốc Phi, hiện đã có 50 công nhân cao-su là công dân của Làng Thanh niên. Mỗi nhân lực trong Làng Thanh niên đồng thời là công nhân cao-su hiện đã có thu nhập mỗi tháng 1,9 triệu đồng gồm lương, bảo hiểm và một số khoản thu nhập khác. Bên cạnh việc sản xuất bảo đảm đời sống và tham gia trồng cao-su, người lao động còn tham gia với huyện, xã, các chương trình trồng thuốc lá nguyên liệu, ớt, cà chua, cây ăn quả, cây sinh thái quanh nhà… làm tăng thêm giá trị thu nhập.
Chúng tôi ghé thăm nhà Trưởng thôn Lý A Sùng, ngôi nhà to nhất khu Bản Tàng. 29 tuổi, học hết lớp 9, Lý A Sùng không chỉ là mẫu người nông dân điển hình của cuộc sống mới mà anh còn là người cán bộ công tác xã hội gương mẫu. Là người đầu tiên xuống núi định cư tại Làng Thanh niên năm 2009, đến nay anh đã trồng được bốn ha cao-su; ngoài ra còn làm thủy lợi, khai hoang ruộng nước, thu được hai tấn thóc/hai vụ. Năm 2011, Lý A Sùng vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Đình Của, phần thưởng xứng đáng của Trung ương Đoàn trao tặng cho “nhà nông trẻ xuất sắc”. Khi trò chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường Trần Văn Thắng cho biết thêm: Cách đây vài năm, mô hình Làng Thanh niên lập nghiệp vẫn xa lạ với nhiều người. Cả một dải sườn núi rộng lớn chỉ toàn đất bạc màu, cuộc sống của người dân chìm trong đói nghèo, lạc hậu nhưng nhờ có Làng Thanh niên lập nghiệp, cuộc sống mới đang khởi sắc tại nơi đây. Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế thì Ban lãnh đạo của Làng Thanh niên còn tham mưu cho các cấp ủy Đảng ở địa phương để đề ra chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp đặc điểm tình hình, trình độ nhận thức của người dân sở tại và lồng ghép với việc tuyên truyền, vận động nhân dân vùng biên nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa. Nổi bật là phong trào xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, thực hiện việc tuần tra biên giới, làm các bản tin bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc… Nhờ đó, mà địa phương đã xây dựng được những điểm sáng vùng biên gắn phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
Đồng chí Giàng Thị Dung, Bí thư Tỉnh đoàn Lào Cai cho biết, đến hết năm nay, dự án này sẽ kết thúc, trong khi còn nhiều việc cần phải làm tiếp như: nâng cao trình độ văn hóa; nhận thức, khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất cho các gia đình trẻ là người dân tộc thiểu số. Trịnh Tường là một trong 35 xã điểm của tỉnh Lào Cai thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó có Làng Thanh niên lập nghiệp. Vì vậy, cần tiếp tục được đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, xây dựng các thiết chế văn hóa… để đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới. Ở Lào Cai, hiện có ba huyện nghèo (theo Chương trình 30a của Chính phủ) đều ở vùng cao, biên giới, có đất rộng, người thưa, dân cư phân tán, cụ thể như ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Trung ương Đoàn nên tiếp tục triển khai thực hiện mô hình Làng Thanh niên lập nghiệp, góp phần đẩy nhanh phát triển sản xuất, xóa nghèo, củng cố an ninh- quốc phòng ở những vùng này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()