LSO-Từ triển khai thí điểm hũ gạo tình thương tại huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, đến nay, đã có 8 huyện, thành phố triển khai có hiệu quả mô hình này. Qua đó, hàng trăm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo được giúp đỡ. Đại diện Viễn thông Lạng Sơn hỗ trợ gạo cho trẻ em nghèo huyện Lộc BìnhVừa qua, Hội Chữ thập đỏ Trường THPT Đình Lập phát động trong toàn thể học sinh và giáo viên nhà trường mỗi người ủng hộ ít nhất 1 bơ gạo vào hũ gạo tình thương để giúp đỡ các em học sinh nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chỉ trong hơn 1 tuần phát động, toàn trường đã quyên góp được trên 600 kg gạo. Ngay sau khi quyên góp được số gạo này, Trường đã hỗ trợ cho 114 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt hó khăn, vùng sâu vùng xa đang học tập tại trường. Đây là lần đầu tiên Hội Chữ thập đỏ huyện Đình Lập đưa mô hình này vào triển khai và đạt được kết quả đáng ghi nhận, được...
LSO-Từ triển khai thí điểm hũ gạo tình thương tại huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, đến nay, đã có 8 huyện, thành phố triển khai có hiệu quả mô hình này. Qua đó, hàng trăm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo được giúp đỡ.
Đại diện Viễn thông Lạng Sơn hỗ trợ gạo cho trẻ em nghèo huyện Lộc Bình
Vừa qua, Hội Chữ thập đỏ Trường THPT Đình Lập phát động trong toàn thể học sinh và giáo viên nhà trường mỗi người ủng hộ ít nhất 1 bơ gạo vào hũ gạo tình thương để giúp đỡ các em học sinh nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chỉ trong hơn 1 tuần phát động, toàn trường đã quyên góp được trên 600 kg gạo. Ngay sau khi quyên góp được số gạo này, Trường đã hỗ trợ cho 114 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt hó khăn, vùng sâu vùng xa đang học tập tại trường. Đây là lần đầu tiên Hội Chữ thập đỏ huyện Đình Lập đưa mô hình này vào triển khai và đạt được kết quả đáng ghi nhận, được các cấp chính quyền đánh giá cao. Theo chị Mã Thu Hồng, Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Đình Lập cho biết: với một địa phương chủ yếu còn dựa vào sản xuất nông nghiệp như Đình Lập, vận động bà con ủng hộ bằng tiền thì rất khó nhưng vận động họ quyên góp gạo thì lại dễ dàng, chính vì vậy, tuy mới phát động nhưng đã được đông đảo học sinh và giáo viên hưởng ứng. Hiện nay, Huyện hội mới chỉ triển khai mô hình này tại trường học, trong thời gian tới hội sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ các trường học và khu dân cư nhân rộng.
Mô hình hũ gạo tình thương được Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai từ năm 2009, lúc đầu chỉ thí điểm tại một số trường học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc. Sau 3 năm triển khai, mô hình không chỉ nhận được sự quan tâm của hội viên khối trường học mà đã lan rộng ra các khu dân cư. Điển hình như huyện Cao Lộc, sau khi thấy hoạt động tại trường học có hiệu quả, Hội Chữ thập đỏ huyện đã nhân rộng mô hình ra các khu dân cư và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các tầng lớp nhân dân. Mỗi khi có buổi họp dân phố, bà con không quên mang theo vài bơ gạo ủng hộ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngay sau buổi họp, cán bộ hội sẽ trực tiếp trao số gạo quyên góp được cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại khu dân cư đó. Mỗi đối tượng được hỗ trợ 20 kg gạo, tuy không nhiều nhưng đó là tình cảm của những người cùng thôn, xóm, trên hết là tinh thần đoàn kết, yêu thương của cộng đồng dân cư, động viên các gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Không chỉ hỗ trợ các đối tượng tại các khu dân cư, huyện hội còn hỗ trợ thường xuyên cho học sinh bán trú tại Trường Tiểu học Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Thấy được hiệu quả thiết thực từ mô hình hũ gạo tình thương mang lại, nhiều huyện đã đưa mô hình này về áp dụng tại địa phương. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 8 huyện, thành phố áp dụng có hiệu quả, nhờ đó, từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã vận động được trên 10 tấn gạo giúp đỡ các bếp ăn bán trú, trẻ em nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chỉ tính riêng năm 2012, đã có trên 4,6 tấn gạo được quyên góp, từ số gạo này đã có hơn 300 đối tượng được giúp đỡ.
Bà Lương Thị Mỹ An, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh cho hay: hiện nay mô hình hũ gạo tình thương mới chỉ được áp dụng tại một số trường học và khu dân cư, trong khi còn rất nhiều đối tượng, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa cần được giúp đỡ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố mở rộng mô hình để tăng cường nguồn lực hỗ trợ các đối tượng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoàng Vương
Ý kiến ()