Chính phủ của Tổng thống B.An Át-xát đang đứng trước sức ép mạnh mẽ và ngày càng bị cô lập hơn sau khi 18 trong tổng số 22 nước thuộc Liên đoàn A-rập (AL) bỏ phiếu ủng hộ việc đình chỉ tư cách thành viên của Xy-ri. Việc hầu hết các nước thuộc AL ủng hộ chủ trương này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Xy-ri.Trước tình trạng các cuộc xung đột gia tăng ở Xy-ri, AL đã đề xuất kế hoạch yêu cầu Đa-mát chấm dứt hoàn toàn bạo lực, rút quân đội khỏi các thành phố và các khu vực dân cư, trả tự do cho những người biểu tình bị bắt giữ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phương Tây liên tục gia tăng sức ép bằng các biện pháp siết chặt trừng phạt Xy-ri, việc AL mới đây quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Đa-mát cho tới khi Tổng thống nước này thực hiện thỏa thuận đã đạt được với AL về lộ trình chấm dứt khủng hoảng, đã khiến chính phủ của Tổng thống B.Át-xát ngày càng bị cô lập hơn. Trong khi thảo luận những biện pháp...
Chính phủ của Tổng thống B.An Át-xát đang đứng trước sức ép mạnh mẽ và ngày càng bị cô lập hơn sau khi 18 trong tổng số 22 nước thuộc Liên đoàn A-rập (AL) bỏ phiếu ủng hộ việc đình chỉ tư cách thành viên của Xy-ri. Việc hầu hết các nước thuộc AL ủng hộ chủ trương này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Xy-ri.
Trước tình trạng các cuộc xung đột gia tăng ở Xy-ri, AL đã đề xuất kế hoạch yêu cầu Đa-mát chấm dứt hoàn toàn bạo lực, rút quân đội khỏi các thành phố và các khu vực dân cư, trả tự do cho những người biểu tình bị bắt giữ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phương Tây liên tục gia tăng sức ép bằng các biện pháp siết chặt trừng phạt Xy-ri, việc AL mới đây quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Đa-mát cho tới khi Tổng thống nước này thực hiện thỏa thuận đã đạt được với AL về lộ trình chấm dứt khủng hoảng, đã khiến chính phủ của Tổng thống B.Át-xát ngày càng bị cô lập hơn. Trong khi thảo luận những biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đối với Xy-ri, AL lại vừa kêu gọi các nước A-rập rút đại sứ khỏi Đa-mát và lên kế hoạch triệu tập các lực lượng đối lập tại Xy-ri tới Ai Cập để thống nhất việc chuyển giao quyền lực. Động thái bất ngờ đó đã như “giọt nước làm tràn ly”, thổi bùng làn sóng biểu tình phản đối mạnh mẽ quyết định của AL. Hàng triệu người dân Xy-ri đổ xuống đường và tập trung tại các quảng trường để thể hiện sự ủng hộ Tổng thống B.An Át-xát. Tại Thủ đô Đa-mát, người dân đã tiến công và xông vào đập phá các Đại sứ quán A-rập Xê-út và Ca-ta. Đại sứ Xy-ri tại AL Y.A-mát tuyên bố, quyết định của AL là “bất hợp pháp” và đi ngược lại các nguyên tắc của tổ chức này. Trong khi đó, trước những động thái mới gia tăng sức ép, Chính phủ Xy-ri đã kêu gọi tiến hành cuộc họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo cấp cao AL để tìm giải pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này, cũng như đánh giá tác động đối với tình hình khu vực.
Dư luận thế giới đã có những phản ứng trái chiều chung quanh quyết định của AL. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun bày tỏ ủng hộ, đồng thời kêu gọi Đa-mát hưởng ứng lời kêu gọi “chấm dứt bạo lực” và “thực thi kế hoạch giải quyết khủng hoảng của AL”. Nhiều nước phương Tây ngay lập tức hoan nghênh quyết định của AL. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma cho rằng, đây là hành động quan trọng, cho thấy chính quyền Xy-ri đang “ngày càng bị cô lập” về chính trị. Quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh của Liên hiệp châu Âu (EU) C.A-stơn và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Anh, Pháp cũng hoan nghênh và bày tỏ “hoàn toàn ủng hộ” quyết định của AL. Tuy nhiên, một số nước đã lên tiếng phản đối quyết định trên, bởi quyết định đó sẽ ngày càng cô lập Xy-ri. Tổng thống Li-băng M.Xlây-man cảnh báo, việc cô lập Xy-ri là “một động thái nguy hiểm”, chỉ làm tăng áp lực cho người dân, cản trở các cuộc đối thoại dân tộc và có thể dẫn tới sự can thiệp của nước ngoài vào nước này. I-ran cũng cảnh báo quyết định của AL sẽ không mang lại kết quả và chỉ càng làm phức tạp thêm tình hình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao I-ran R.Mê-man-pa-rát cho rằng, AL đưa ra quyết định trên vào đúng thời điểm những cải cách của Tổng thống Át-xát có thể mở ra cơ hội hòa giải cho đất nước, trong khi các lực lượng nước ngoài đang tìm cách can thiệp công việc nội bộ của Xy-ri; đồng thời kêu gọi các bên đối thoại và hành động “phù hợp với nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định”. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết cáo buộc phương Tây đang tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Át-xát và khẳng định, quyết định của AL là hành động chống Chính phủ Xy-ri và sẽ càng khiến phương Tây đẩy mạnh các hoạt động gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.
Việc AL không còn đứng về phía Xy-ri, thậm chí muốn áp đặt trừng phạt Đa-mát càng làm tăng sức ép quốc tế đối với quốc gia Trung Đông này. Theo các nhà phân tích, dù không giống như lời kêu gọi của AL về việc thiết lập “vùng cấm bay”, một động thái đã “tiếp sức” cho các hành động quân sự của NATO ở Li-bi – quyết định đình chỉ tư cách thành viên của AL đối với Xy-ri – tạo điều kiện để phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép chống Xy-ri và đẩy nước này vào tình trạng ngày càng bị cô lập.
Theo Nhandan
Ý kiến ()