LSO-Vốn là mảnh đất có truyền thống trong chống giặc ngoại xâm, góp phần giữ yên bờ cõi, huyện Chi Lăng không chỉ giỏi đánh giặc mà ngày nay còn vững vàng trên bước đường phát triển kinh tế xoá nghèo và làm giàu. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử ấy đang từng bước chuyển mình lên no ấm.Về công tác tại Chi Lăng lần này, khi huyện vừa hoàn thành vụ mùa tôi mới có dịp “cà kê” với anh Vi Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện, và cũng từ đây những thành tựu kinh tế - xã hội của toàn huyện lần lượt được làm mới lại trong niềm vui của những ngày cuối năm. Năm nay, trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, Chi Lăng đều vượt so với cùng kỳ, ngay cả sản xuất công nghiệp trong bối cảnh bị cắt điện triền miên nhưng vẫn ngang ngửa cùng kỳ, hai vụ sản xuất trong năm đều bội thu. Theo cơ cấu kinh tế của huyện, nông lâm nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, vì thế toàn huyện dốc sức chỉ đạo sản xuất, nên tổng sản phẩm trên địa...
LSO-Vốn là mảnh đất có truyền thống trong chống giặc ngoại xâm, góp phần giữ yên bờ cõi, huyện Chi Lăng không chỉ giỏi đánh giặc mà ngày nay còn vững vàng trên bước đường phát triển kinh tế xoá nghèo và làm giàu. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử ấy đang từng bước chuyển mình lên no ấm.
Về công tác tại Chi Lăng lần này, khi huyện vừa hoàn thành vụ mùa tôi mới có dịp “cà kê” với anh Vi Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện, và cũng từ đây những thành tựu kinh tế – xã hội của toàn huyện lần lượt được làm mới lại trong niềm vui của những ngày cuối năm. Năm nay, trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, Chi Lăng đều vượt so với cùng kỳ, ngay cả sản xuất công nghiệp trong bối cảnh bị cắt điện triền miên nhưng vẫn ngang ngửa cùng kỳ, hai vụ sản xuất trong năm đều bội thu. Theo cơ cấu kinh tế của huyện, nông lâm nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, vì thế toàn huyện dốc sức chỉ đạo sản xuất, nên tổng sản phẩm trên địa bàn đã đạt 969.830 triệu đồng tăng 13,69%, so với năm trước. Riêng nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 33.385,4 tấn, đã đảm bảo an ninh lương thực. Cùng đó, huyện tiếp tục tập trung vào phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp vốn là thế mạnh của huyện. Một trong những thế mạnh ấy là trồng cây ăn quả.
|
Công nhân nhà máy xi măng Đồng Bành (Chi Lăng) vận hành máy bơm cấp nước sản xuất xi măng |
Có thể nói, cây ăn quả ở Chi Lăng với đặc sản na đã trở thành “thương hiệu” trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước. Cho tới nay huyện đã phát triển được 1.176 ha na, nhiều nhất toàn tỉnh. Với sản lượng đạt gần 10 ngàn tấn đã mang lại trên 30 tỷ đồng mỗi năm. Phong trào trồng na ở Chi Lăng đã lan toả đến tận xã vùng sâu như Vạn Linh, Y Tịch, Bằng Mạc, đặc biệt dọc tuyến Quốc lộ 1A như Quang Lang, Chi Lăng, Đồng Bành cây na đã trở thành cây làm giàu cho người dân. Năm nay, toàn huyện đã trồng mới 1.038,7 ha rừng, vượt 15,41% kế hoạch. Cũng theo Chủ tịch Vi Văn Thuận, dịch vụ phục vụ công nghiệp ở Chi Lăng đã phát triển rất mạnh, nhất là sau khi Nhà máy Xi măng Đồng Bành đốt lửa lò, toàn huyện tập trung cung cấp nguyên liệu, dịch vụ tạo hàng ngàn công ăn việc làm tại địa phương, từ đó đã kích thích công nghiệp phát triển. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đạt 72.197,1 triệu đồng, một phần sản phẩm gạch, đá, chế biến gỗ xuất ra ngoài tỉnh. Từ đòn bẩy là lâm nghiệp, cây ăn quả và công nghiệp phát triển đã kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác. Các chương trình dự án như đường 135, đường 279, đường Lâm Sơn- Chiến Thắng… chương trình kiên cố hoá trường lớp cũng đang được gấp rút thực hiện, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường đang tích cực triển khai, tổng khối lượng thực hiện các dự án đã lên tới 36.309,894 triệu đồng. Cùng với đó là thu ngân sách, hiện toàn huyện đã thu đạt trên 14 tỷ đồng vượt trên 10% dự toán, và ước đến hết năm sẽ vượt 16,7% dự toán. Về Chi Lăng những ngày cuối năm, chúng tôi nhận thấy nhiều đổi thay trên từng xã, thôn trong phong trào xoá nghèo làm giàu, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Là một trong những huyện đi đầu phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng dịch vụ, công nghiệp người dân thích nghi rất nhanh với điều kiện mới… Cũng xuất hiện nhiều hơn những doanh nghiệp làm ăn có tiếng như Công ty Thượng Thành, Thành Linh, Chi Lăng… và mới đây là Nhà máy Xi măng Đồng Bành. Mỗi năm những doanh nghiệp đó đóng góp ngân sách cho huyện, tỉnh hàng trăm tỷ đồng, đấy là những tín hiệu vui của toàn huyện, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng và khí thế.
Về Chi Lăng, ấn tượng hơn cả là toàn bộ Nhà máy Xi măng như một cỗ máy công nghiệp khổng lồ đang cho ra đời những sản phẩm đi khắp toàn quốc, từ đây một thương hiệu từ Lạng Sơn sẽ được nhiều người biết tới và cũng khẳng định con đường đi lên của miền đất Ải.
Đông Bắc
Ý kiến ()