LSO-Từ ngày 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vácxava, hội nghị Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ở Việt Nam, sau ngày thống nhất đất nước, ngày 20/11 đã được tổ chức trọng thể trong cả nước và dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân, trở thành ngày cổ vũ, động viên, tôn vinh các thầy cô giáo. Các thế hệ học sinh, sinh viên hưởng ứng ngày 20/11 bằng những phong trào thi đua sôi nổi, rèn đức, luyện tài, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo, đó cũng là dịp để toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân những người đã góp bao công sức, tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một văn minh, giàu đẹp. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, điều đó thể...
LSO-Từ ngày 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vácxava, hội nghị Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ở Việt Nam, sau ngày thống nhất đất nước, ngày 20/11 đã được tổ chức trọng thể trong cả nước và dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân, trở thành ngày cổ vũ, động viên, tôn vinh các thầy cô giáo.
Các thế hệ học sinh, sinh viên hưởng ứng ngày 20/11 bằng những phong trào thi đua sôi nổi, rèn đức, luyện tài, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo, đó cũng là dịp để toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân những người đã góp bao công sức, tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một văn minh, giàu đẹp. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng CNXH và bảo vệ đất nước.
|
Giờ tin học của học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Cao Lộc – Ảnh: Thế Bảo |
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “muốn làm thầy hay phải dày sự học”, vị trí người thầy luôn được đề cao trong thang bậc giá trị đạo đức con người “Quân, Sư, Phụ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao nghề thầy giáo. Người nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói đến kinh tế, văn hoá;”, “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là người anh hùng vô danh”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của CNXH, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo… vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh kiên cường và anh dũng, đất nước ta, dân tộc ta đã có biết bao tấm gương sáng chói về những người thầy tài năng, đức độ, có tấm lòng cao thượng, tâm hồn trong sáng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài danh vọng. Đặc biệt, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động giải phóng dân tộc của mình đã có thời kỳ dài dạy học ở trường Dục Thanh – Phan Thiết. Nhiều cán bộ Đảng, Nhà nước ta cũng đã từng là thầy giáo như Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,…
Trong thời kỳ đất nước hội nhập, vai trò của GDĐT càng quan trọng hơn bao giờ hết, bởi giáo dục chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong xu thế toàn cầu hoá với một thế giới sôi động, có sự phân hóa cao giữa cạnh tranh và bình đẳng, thịnh vượng và đói nghèo, truyền thống và hiện đại… Vì thế giáo dục phải đào tạo được những con người có bản lĩnh, có khả năng đề xuất và giải quyết vấn đề một cách tiên tiến; phải đào tạo những con người có chất lượng với mục tiêu học để biết cách học, học để sáng tạo, học để làm, học để sống chung với người khác, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, đồng thời hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. GDĐT cũng là biện pháp bảo đảm an ninh chính trị quốc gia. Vì thế, những người làm công tác giáo dục luôn tự hào về nghề nghiệp cao cả của mình, đồng thời thấy rõ trách nhiệm vinh quang và nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Phát huy truyền thống Nhà giáo Việt Nam, trong những năm qua, với sự tận tụy, tâm huyết của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tinh thần hiếu học, vượt khó của các em học sinh nên ngành giáo dục và đào tạo Lạng Sơn đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được triển khai sâu rộng với những phong trào và việc làm cụ gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành nên đã tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức và hành động thực tiễn của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, đã nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhiều tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo đã được tôn vinh. Cuộc vận động “Hai không” đã đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả tốt. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo được sự chuyển biến: Cảnh quan sư phạm các trường học được cải thiện, xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường, thân thiện trong quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh, phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện. Công tác giáo dục toàn diện được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh, loại hình các trường được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 650 trường, tăng 126 trường so với năm học 2005-2006. Hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông ngày càng được khẳng định, số học sinh giỏi các cấp tăng cả về số lượng, chất lượng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng cao.
Công tác giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiếu số tiếp tục được quan tâm, tập trung chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, hoàn thiện. Các trường nội trú dân nuôi, trường bán trú phát triển. Chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ với 226/226 xã, phường, thị trấn (đạt 100%) đạt chuẩn. Tháng 10/2008 được Bộ GDĐT công nhân đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (sớm trước 2 năm). Đến nay có 215/226 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ 95,13%, 100/226 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2 (44,25%), 10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, tỷ lệ 90,9%. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn từ năm 2006 (sớm trước 4 năm) và nâng cao chất lượng phổ cập. Đến nay 222/226 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn, tỷ lệ 98,23%. Toàn tỉnh có 84 trường học đạt chuẩn quốc gia (tăng 51 trường so với năm 2005); trong đó có 11 trường mầm non, 46 trường tiểu học, 26 trường THCS và 1 trường THPT.
Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm. Hiện nay đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 17.344 tăng so với năm học 2005-2006 là 3315. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tỷ lệ chuẩn hóa cao (tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp học là 93,5%, trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 18,8%), có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện, thiết bị hiện đại đã được chú trọng đầu tư. Công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên được quan tâm. Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được triển khai tích cực. Kết quả, đến nay đã có trên 60% phòng học đã được xây dựng kiên cố. Công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính được triển khai thực hiện có hiệu quả. Thực hiện Chỉ thị 07-CT/TU ngày 14/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006-2010, 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng (tăng 151 so với năm 2005). Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là những hoạt động thường xuyên, diễn ra sổi nổi trong các nhà trường tạo không khí vui tươi phấn khởi góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
|
Ý kiến ()