Sử dụng vật liệu xây dựng "xanh" góp phần bảo vệ môi trường
Vữa khô Mova, sản phẩm thân thiện với môi trường. Đưa vật liệu xây dựng xanh vào các công trình xây dựng đang là đòi hỏi bức thiết. Thế nhưng vì giá cả, vì công nghệ, vì thói quen... nên "công cuộc" này chưa được như ý muốn. Nhiều doanh nghiệp đang ở trạng thái "chờ", thế nhưng, A&P Group lại vào cuộc đầu tư một dây chuyền hiện đại với mục đích là nâng cao công nghệ, hạ giá thành.Theo Thông tư 09/2012/TT-BXD, kể từ ngày 15-1-2013, tại các đô thị loại 3 trở lên, các công trình xây dựng được đầu tư bằng vốn Nhà nước phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung (VLXKN). Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100% VLXKN.Điều này cho thấy, Chính phủ rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sống, bởi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng "xanh" không những gìn giữ đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần quan trọng nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi...
Vữa khô Mova, sản phẩm thân thiện với môi trường. |
Theo Thông tư 09/2012/TT-BXD, kể từ ngày 15-1-2013, tại các đô thị loại 3 trở lên, các công trình xây dựng được đầu tư bằng vốn Nhà nước phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung (VLXKN). Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100% VLXKN.
Điều này cho thấy, Chính phủ rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sống, bởi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng “xanh” không những gìn giữ đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần quan trọng nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
Việc gây ô nhiễm môi trường trong xây dựng từ lâu đã được đề cập, khi sử dụng gạch có nung, lượng cát rơi vãi, ô nhiễm nước thải do trộn vữa tại công trường, chất thải rắn… Tuy nhiên, để đưa toàn bộ vật liệu xây dựng xanh vào công trình hoàn toàn không đơn giản. Trước hết là do các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, hiện các doanh nghiệp sản xuất VLXKN chỉ mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu sử dụng trên cả nước. Còn ở TP Hồ Chí Minh con số này khoảng 12%.
Tiếp theo đó là câu chuyện giá cả. Không ít nhà xây dựng lắc đầu với vật liệu xây dựng xanh vì… giá cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn vốn hạn chế nên phần lớn doanh nghiệp chỉ nhập dây chuyền công nghệ với trình độ lạc hậu, thiếu đồng bộ, sản xuất nhỏ lẻ nên giá bị đội lên. Thế nhưng, bên cạnh bức tranh chung đó cũng có doanh nghiệp đã tạo cho mình sự đột phá. Đơn cử như Công ty CP Hóa chất Xây dựng A&P (thuộc A&P Group) – đơn vị sản xuất vữa khô Mova. A&P Group đã đầu tư một dây chuyền sản xuất vữa công nghiệp của CHLB Đức hiện đại, khép kín, không phế thải, công suất lớn. Vữa khô Mova được trộn sẵn, đóng bao nên khắc phục được tình trạng cát bụi trong vận chuyển. Về chất lượng, vữa khô Mova sử dụng cốt liệu chọn lọc, xi-măng polyme và các phụ gia khác nên có thể khắc phục được những hạn chế của các loại vữa khô trộn sẵn. Từ dây chuyền hiện đại, A&P còn nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.
Phó Tổng Giám đốc A&P Group Nguyễn Khắc Hùng, cho biết: “Trên thực tế, chi phí cho 1m3 xây và 1 m2 trát khi sử dụng vữa khô Mova và vữa xi-măng cát trộn sẵn tại công trường xấp xỉ bằng nhau. Tuy đơn giá vật liệu vữa khô Mova cao hơn một chút so với vữa xi-măng cát trộn tại chỗ nhưng không mất hao phí vật liệu khi vận chuyển, bảo quản và thi công. Lại giảm được tiền lương công nhân xây trát và chi phí vệ sinh công trường cũng như vận chuyển phế thải (bỏ hẳn 100% chi phí sàng cát). Thi công bằng vữa khô Mova lại rất nhanh, tiện lợi nên có thể tiết kiệm được cả thời gian và nhân lực”. Đặc biệt, vữa khô Mova có sản phẩm đặc thù phù hợp với các loại VLXKN như vữa xây gạch nhẹ, vữa chống thấm… Về cơ bản, các sản phẩm vật liệu xanh thường tương ứng với nhau trong sử dụng cũng như thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, để việc sử dụng 100% vật liệu xây dựng xanh sau năm 2015 thật sự khả thi thì cần phải có sự chung tay của cả ba “nhà”: nhà tiêu thụ, nhà sản xuất và nhà quản lý. Cụ thể, các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm trong việc bắt buộc sử dụng VLXKN tại công trình ngay từ khâu lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, cấp phép xây dựng. “Về phần mình, đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm để bảo đảm cung cấp cho thị trường những loại vật liệu xây dựng xanh, sạch và tiện dụng nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác truyền thông sản phẩm với mong muốn thay đổi nhận thức của người sử dụng. Tôi tin rằng, với những ưu điểm vượt trội của mình, những loại vật liệu xây dựng xanh như Mova sẽ thay thế được những loại vật liệu xây dựng truyền thống, đứng vững trên thị trường”. Ông Hùng chia sẻ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()