LSO-Hiện nay, những nguồn vốn nước ngoài mang tính hỗ trợ, viện trợ phát triển như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) đang được tỉnh quản lý và sử dụng khá hiệu quả. Chính yếu tố này đã đem lại những “lợi ích kép” cho Lạng Sơn: Tỉnh nhận được nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng khi mỗi đồng vốn bỏ ra được quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích. Một cam kết hợp tác lâu dài, bền chặt giữa Lạng Sơn và các “nhà tài trợ” đang hình thành để hướng tới quá trình đầu tư dài hơi hơn là “sự tranh thủ”. Nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - LạngSơn (Ảnh: Dương Chinh)Trong thời gian vừa qua công tác vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) đã được các cấp, các ngành nỗ lực thực hiện bằng nhiều hình thức. Nếu từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 27 dự án hoạt động với tổng vốn đầu tư...
LSO-Hiện nay, những nguồn vốn nước ngoài mang tính hỗ trợ, viện trợ phát triển như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) đang được tỉnh quản lý và sử dụng khá hiệu quả. Chính yếu tố này đã đem lại những “lợi ích kép” cho Lạng Sơn: Tỉnh nhận được nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng khi mỗi đồng vốn bỏ ra được quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích. Một cam kết hợp tác lâu dài, bền chặt giữa Lạng Sơn và các “nhà tài trợ” đang hình thành để hướng tới quá trình đầu tư dài hơi hơn là “sự tranh thủ”.
|
Nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (Ảnh: Dương Chinh) |
Trong thời gian vừa qua công tác vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) đã được các cấp, các ngành nỗ lực thực hiện bằng nhiều hình thức. Nếu từ năm 2006 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 27 dự án hoạt động với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 900 tỉ đồng, thì chỉ tính riêng nguồn vốn ODA đã là khoảng 620 tỉ đồng, chiếm 70% tổng mức vốn đầu tư. Con số trên cho thấy rõ nét vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Lạng Sơn trong những năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh. Số vốn ODA cam kết bao gồm viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15 – 20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi. Trong đó 10 dự án sử dụng vốn vay ODA đã hoàn thành và 17 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện, các chương trình dự án này nhận được sự hợp tác, hỗ trợ rất tích cực từ các nhà tài trợ quốc tế như: WB (Ngân hàng thế gới); ADB (Ngân hàng hợp tác phát triển Châu Á); JICA (Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản); KfW (Ngân hàng tái thiết CHLB Đức); Chính phủ Phần Lan và một số tổ chức quốc tế khác… Nhìn chung, việc thu hút và sử dụng ODA tại tỉnh trong thời gian qua đã được triển khai theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, sau gần 3 năm tiếp cận, làm việc với ADB, đến nay dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đô thị Việt Trì – Hưng Yên – Đồng Đăng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đang tiến hành lập báo cáo khả thi, theo dự kiến mức vốn đầu tư cho hợp phần xây dựng kết cấu hạ tầng của đô thị Đồng Đăng khoảng 30 – 35 triệu USD. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, đưa Đồng Đăng vươn lên xứng tầm một đô thị giàu truyền thống giao thương kinh tế. Đối với nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), qua 5 năm thực hiện Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN, công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn lực này trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát huy hiệu quả của nguồn viện trợ này đối với việc phát triển kinh tế – xã hội nơi vùng dự án. Công tác vận động viện trợ PCPNN được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cao, có trọng tâm, trọng điểm; nhận được sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Do đó, số lượng các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động viện trợ các chương trình, dự án và giá trị cam kết viện trợ tại Lạng Sơn ngày càng tăng. Từ năm 2006 – 2010 có 50 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt tại Lạng Sơn, tỉnh đã tiếp nhận 82 dự án, phi dự án viện trợ của các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Tổng nguồn vốn các tổ chức, cá nhân PCPNN viện trợ có giá trị khoảng gần 112 tỉ đồng, giá trị giải ngân đạt trên 85 tỉ đồng. Những dự án từ các nguồn viện trợ PCPNN đã và đang phát huy tác dụng tốt, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là các vùng được thụ hưởng dự án. Việc quản lý đầu tư các dự án từ nguồn viện trợ PCPNN đảm bảo đúng quy định, không gây thất thoát, lãng phí, phát huy được hiệu quả của các dự án. Đồng thời, thông qua quản lý, triển khai các dự án trên, năng lực của cán bộ quản lý dự án được nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
|
Đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn – Ảnh: M.V.H |
Thực tế diễn ra tại một số địa phương cho thấy: Trong công tác tăng cường vận động các nguồn vốn tài trợ nước ngoài từ các thể chế tài chính quốc tế như nguồn vốn ODA, NGO vấn đề mấu chốt nằm ở sự tranh thủ tối đa nguồn lực để đầu tư hạ tầng và phát triển các lĩnh vực xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong “sự tranh thủ” ấy một số nơi đã buông lỏng công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn trên, gây mất niềm tin của các “nhà tài trợ” dẫn tới việc “bị cắt nguồn”. Nhằm tránh rơi vào tình trạng trên, trong những năm qua, Lạng Sơn đã thực sự biến những đồng vốn quý báu từ ODA, NGO trở thành động lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng niềm tin vững chắc nơi nhà đầu tư, biến sự “tranh thủ” thành những cam kết hợp tác lâu dài và bền chặt vì mục tiêu phát triển chung.
Trúc Lam
Ý kiến ()