Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ 10 năm đầu (1975-1985), lãnh đạo cách mạng trong điều kiện kinh tế lạc hậu và những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh tàn phá đất nước, Đảng ta đã có nhiều nỗ lực nhưng do duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.Với tinh thần nhìn thẳng sự thật, tháng 12-1986, Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, phân tích, đánh giá những yếu kém, rút ra những bài học trong những năm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đảng đã xác định, vấn đề đổi mới tư duy kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và Đảng đã quyết định chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có...
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ 10 năm đầu (1975-1985), lãnh đạo cách mạng trong điều kiện kinh tế lạc hậu và những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh tàn phá đất nước, Đảng ta đã có nhiều nỗ lực nhưng do duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Với tinh thần nhìn thẳng sự thật, tháng 12-1986, Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, phân tích, đánh giá những yếu kém, rút ra những bài học trong những năm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đảng đã xác định, vấn đề đổi mới tư duy kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và Đảng đã quyết định chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Với sự đúng đắn và sáng tạo này, cơ chế mới đã “cởi trói” cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, làm cho nền kinh tế đất nước có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, bước vào thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đến nay, sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua tiến trình hơn 20 năm, chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Trước tình trạng trì trệ, xơ cứng của đời sống kinh tế, xã hội, tiến hành đổi mới để khắc phục tình trạng đó, là yêu cầu hết sức bức bách của đất nước nhưng vấn đề quan trọng là đổi mới cái gì và đổi mới theo hướng nào, như thế nào. Đổi mới quyết không phải là thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thay đổi chủ nghĩa Mác – Lênin, thay đổi tư tưởng Hồ Chí Minh bằng học thuyết khác. Hơn 20 năm nay, Đảng ta luôn nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới đồng thời Đảng ta không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để vạch ra những hình thức, phương pháp, bước đi thích hợp với điều kiện nước ta, không sao chép, dập khuôn cách làm của nước ngoài. Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết, kịp thời về chủ trương, chính sách, phương pháp, biện pháp, tìm tòi và lựa chọn những giải pháp mới một cách đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt cái mới, tranh thủ và tận dụng thời cơ, vận hội để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đã hơn 20 năm nay, Đảng ta tiến hành tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra bài học qua từng kỳ Đại hội Đảng toàn quốc để ngày càng hoàn thiện đường lối đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, vạch ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong 5 năm 1986-1990, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 đã thể hiện tầm cao trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta. Tại Đại hội VII, tổng kết thực tiễn 5 năm đổi mới (1986-1990), từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, Đảng ta khẳng định phát triển kinh tế – xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giầu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỷ cương, tạo điều kiện cho mọi người sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006), nhìn lại 20 năm đổi mới, rút ra 5 bài học lớn, đánh giá giá trị định hướng và chỉ đạo của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nhấn mạnh: “Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Thấy rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Lạng Sơn nói riêng càng tự hào về Đảng quang vinh, càng vững tin, vững bước theo Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trung Thành
Ý kiến ()