Sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I (Nhật Bản) không ảnh hưởng đến Việt Nam
Ngày 16-3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã tổ chức họp báo về sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I (Nhật Bản) do hậu quả của trận động đất và sóng thần ngày 11-3.Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Bộ KH và CN, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Cục An toàn bức xạ Hạt nhân; Cục Năng lượng nguyên tử và phóng viên các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ KH và CN và các đơn vị chức năng đã thông tin chính thức về sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I, như sau:Ngày 11-3, trận động đất với cường độ 9 độ rích-te kèm theo sóng thần đã xảy ra ở bờ biển phía đông đảo Hôn-su của Nhật Bản. Tâm chấn của trận động đất nằm cách bờ biển phía đông của bán đảo Ô-si-ca (thuộc tỉnh Mi-y-a-gi) đã gây ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma Dai-i-chi (còn gọi là Phư-cư-si-ma I) thuộc quận Phư-ta-ba, tỉnh Phư-cư-si-ma, cách Tô-ki-ô 250 km về...
Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Bộ KH và CN, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Cục An toàn bức xạ Hạt nhân; Cục Năng lượng nguyên tử và phóng viên các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ KH và CN và các đơn vị chức năng đã thông tin chính thức về sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I, như sau:
Ngày 11-3, trận động đất với cường độ 9 độ rích-te kèm theo sóng thần đã xảy ra ở bờ biển phía đông đảo Hôn-su của Nhật Bản. Tâm chấn của trận động đất nằm cách bờ biển phía đông của bán đảo Ô-si-ca (thuộc tỉnh Mi-y-a-gi) đã gây ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma Dai-i-chi (còn gọi là Phư-cư-si-ma I) thuộc quận Phư-ta-ba, tỉnh Phư-cư-si-ma, cách Tô-ki-ô 250 km về phía đông bắc.
Ngày 11-3, khi xảy ra động đất, các lò phản ứng số một, hai, ba của Nhà máy Phư-cư-si-ma I đã tự động ngừng hoạt động theo thiết kế. Các lò bốn, năm, sáu đã ngừng hoạt động trước khi xảy ra động đất để bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch. Các máy phát điện đi-ê-den của tổ máy số một, hai và ba đã tự động phát điện cho hệ thống làm mát khẩn cấp, nhưng một giờ sau đã đột ngột ngừng hoạt động do tác động của sóng thần, dẫn đến không đủ nước làm mát cho lò, làm nhiệt độ và áp suất trong vùng hoạt động lò phản ứng tăng cao.
Ngày 12-3 (15 giờ 36 phút theo giờ địa phương), tại Phư-cư-si-ma I đã xảy ra một vụ nổ làm mất mái che và tường tầng năm của nhà lò tổ máy số một.
Ngày 13-3, TEPCO đã thông báo cho Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA) về mức độ bức xạ ở Phư-cư-si-ma I đã vượt quá giới hạn pháp lý về an toàn bức xạ. Vào lúc 11 giờ một phút ngày 14-3, đã xảy ra vụ nổ khí hy-đrô tại tổ máy số ba. Quá trình diễn biến sự cố nổ ở tổ máy số ba cũng tương tự như tổ máy số một.
6 giờ 20 phút ngày 15-3 giờ địa phương đã xảy ra vụ nổ tại tổ máy số hai của Nhà máy Phư-cư-si-ma I theo thông báo của các nhà chức trách Nhật Bản và IAEA. Hiện nước biển dâng đang được phun vào lò phản ứng của tổ máy số hai để tiếp tục làm mát.
Theo thông tin từ Nhật Bản và IAEA, sáng 15-3 (giờ Việt Nam) đã có vụ cháy xảy ra tại tổ máy số bốn của Nhà máy Phư-cư-si-ma I. Theo các nhà chức trách Nhật Bản vụ cháy đã được dập tắt (nguyên nhân đang được tiếp tục điều tra).
Đối với Nhà máy Phư-cư-si-ma II, theo NISA và IAEA, tất cả bốn tổ máy của nhà máy đã tự động ngừng hoạt động khi có động đất ngày 11-3. Tất cả các tổ máy này đều có nguồn điện ngoài nhà máy cung cấp điện bơm nước ổn định làm mát các lò phản ứng, không phải dùng biện pháp xả khí ở bất kỳ tổ máy nào. Hiện nay tất cả bốn tổ máy của Nhà máy Phư-cư-si-ma II đang ở trong trạng thái dùng lò nguội. Điều này có nghĩa là áp suất của vòng nước làm mát đang ở mức khí quyển và nhiệt độ dưới 100 oC. Trong các điều kiện này, các lò phản ứng được coi là đã được kiểm soát ở mức an toàn.
Ngay sau khi xảy ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I, Bộ trưởng KH và CN đã quyết định thành lập Tổ công tác bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Bộ để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và trong nước kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bảo đảm cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp và xã hội kịp thời và chính xác về sự cố Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma I. Các đám mây phóng xạ ở Nhật Bản đều bay theo hướng đông bắc và bay ra biển, do đó đất liền ít bị ảnh hưởng, các đám mây nói trên không có xu hướng bay sang phía Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Các trạm quan trắc phóng xạ ở Việt Nam đang hoạt động 24/24 giờ, không thấy có sự bất thường nào từ sự cố nói trên. Bộ KH và CN sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ quốc gia.
Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của sự cố hạt nhân ở Nhật Bản có ảnh hưởng đến việc chuẩn bị xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, Bộ KH và CN cho biết: Động đất ở Việt Nam nhỏ hơn ở Nhật Bản, nếu đặt tiêu chí động đất cao thì kinh phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta sẽ rất đắt. Nhật Bản đưa ra tiêu chí, nhà máy điện hạt nhân vẫn an toàn khi động đất ở mức 6,7 độ rích-te, nếu động đất ở mức độ cao hơn thì nhà máy dừng hoạt động. Bộ KH và CN đã xây dựng dự thảo thông tư bảo đảm an toàn hạt nhân về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.
Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam dự kiến sẽ sử dụng công nghệ thế hệ 3, hoặc 3 , với nguyên lý an toàn thụ động (hệ thống tự động xử lý sự cố không cần nguồn điện và sự tác động của con người).
Theo Nhandan
Ý kiến ()