Sự cố hạt nhân ở Nhật Bản tiếp diễn phức tạp
* Nhiều quốc gia tuyên bố hạn chế nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Nhật Bản Theo các nguồn tin nước ngoài, bất chấp những nỗ lực cứu chữa của nhà chức trách và Công ty Điện lực Tô-ki-ô (TEPCO), sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 của Nhật Bản tiếp diễn phức tạp.Kết quả ghi nhận tại lò phản ứng số 2 sáng 27-3 cho thấy, hàm lượng phóng xạ trong nước tại đây đã vượt mức 1.000 millisieverts/giờ, buộc các công nhân tạm thời phải sơ tán. Một quan chức của TEPCO cho biết, nhiều khả năng các thanh nhiên liệu của lò phản ứng này đang bị phá hủy. TEPCO tiếp tục nỗ lực khôi phục nguồn điện tại phòng điều khiển của lò phản ứng số 4, cũng như sử dụng nước ngọt để làm mát các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng này và các lò phản ứng số 1, 2 và 3. Quan chức cấp cao của Cơ quan an toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản H.Ni-si-y-a-ma nói rằng, các chất phóng xạ sẽ bị phân tán và...
Kết quả ghi nhận tại lò phản ứng số 2 sáng 27-3 cho thấy, hàm lượng phóng xạ trong nước tại đây đã vượt mức 1.000 millisieverts/giờ, buộc các công nhân tạm thời phải sơ tán. Một quan chức của TEPCO cho biết, nhiều khả năng các thanh nhiên liệu của lò phản ứng này đang bị phá hủy. TEPCO tiếp tục nỗ lực khôi phục nguồn điện tại phòng điều khiển của lò phản ứng số 4, cũng như sử dụng nước ngọt để làm mát các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng này và các lò phản ứng số 1, 2 và 3. Quan chức cấp cao của Cơ quan an toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản H.Ni-si-y-a-ma nói rằng, các chất phóng xạ sẽ bị phân tán và biến mất, do đó nó không gây hại đối với sức khỏe con người, cũng như đối với an toàn thực phẩm. Chính phủ Nhật Bản đã sơ tán hàng chục nghìn người sống cách Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 từ 20 km đến 30 km đến nơi an toàn.
Chánh Văn phòng Chính phủ Nhật Bản Y.Ê-đa-nô nói rằng, người dân cần được di dời vì khó khăn trong việc nhận nguồn cung từ khu vực này, chứ không phải do nhiễm xạ ở mức cao.
* Trong khi đó, trả lời tờ Thời báo Niu Oóc, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Y.A-ma-nô nói rằng, sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 là 'nghiêm trọng', đồng thời cảnh báo tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần nữa. IAEA đã cử thêm hai phái đoàn tới Nhật Bản giúp đánh giá mức độ phóng xạ và thực phẩm nhiễm xạ.
* Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tuyên bố hạn chế nhập khẩu nông sản và các sản phẩm từ sữa của Nhật Bản do lo ngại nhiễm phóng xạ. Đó là Xin-ga-po, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái-lan, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Đức, Liên hiệp châu Âu, Pháp, Anh, Hà Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Mỹ, các vùng lãnh thổ Hồng Công và Đài Loan (Trung Quốc). Trong khi đó, phía Nhật Bản khẳng định, qua kiểm định, các mặt hàng nông sản, thực phẩm của nước này không chứa hàm lượng phóng xạ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()