Sự bế tắc nguy hiểm ở Hoa Đông
Căng thẳng ngoại giao Trung-Nhật tiếp tục leo thang với thông tin mới nhất về việc một đội tàu chở các nhà dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai bên.
Căng thẳng ngoại giao Trung -Nh ậttiếp tục leo thang với thông tin mới nhất về việc một đội tàu chở các nhà dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai bên.
Tàu Nhật và tàu Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Financial Times |
Chỉ mới tuần trước, Trung Quốc đã cáo buộc Nhật làm gia tăng căng thẳng tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khi tăng cường chiến đấu cơ giám sát máy bay Trung Quốc tại khu vực này.
Hôm 23/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe đưa ra tuyên bố này sau khi 8 tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo. Đây là đội tàu hùng hậu nhất của Trung Quốc đi vào vùng biển chỉ trong một ngày kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một phần quần đảo.
Phản ứng với việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ các cuộc tuần tra trong khu vực thuộc sự quản lý của Nhật nhưng Bắc Kinh vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền.
Giữa bối cảnh căng thẳng, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) đã thúc giục hai bên bắt đầu các cuộc hội đàm để ngăn chặn khủng hoảng và làm dịu đi tranh chấp ở Hoa Đông, tránh đụng độ có thể dẫn tới cuộc xung đột lớn hơn.
“Hai nước thiếu tin tưởng lẫn nhau và thiếu cơ chế thông tin liên lạc để quản lý các sự cố… Trong trường hợp xảy ra đụng độ nhỏ, chủ nghĩa dân tộc tăng cao đặc biệt là ở Trung Quốc, thì cần phải ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao để giảm nhiệt tình hình”, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc ICG cho biết.
Trong báo cáo mang tên “Vùng biển nguy hiểm: Quan hệ Trung – Nhật về biển đảo”, nhóm nghiên cứu đã phân tích các nguy cơ và bế tắc nguy hiểm giữa nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba thế giới về chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo báo cáo, phản ứng của Trung Quốc đi theo chiến thuật “quyết đoán”. Bắc Kinh phản ứng rất quả quyết để tạo ra hiện trạng có lợi cho họ. Trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra thực tế kiểm soát chồng chéo mới mà Nhật Bản phải chấp thuận.
Quan điểm của nhóm nghiên cứu là, bế tắc có thể kéo dài và đầy rủi ro. Các bên tham gia cuộc chơi là những lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và hải quân. Sứ mệnh duy nhất của họ là bảo vệ tuyên bố chủ quyền. Nhóm nghiên cứu cảnh báo, rất nhiều nhân tố, thậm chí là thời tiết không thuận lợi, hỏng hóc kỹ thuật, hay một cá nhân quá khích cũng có thể dẫn tới đối đầu.
Thêm vào đó, theo báo cáo của ICG, những phương tiện truyền thống để tháo gỡ khủng hoảng giữa hai nước đang dần phai nhạt. Các nhà lãnh đạo không tin tưởng lẫn nhau, kênh ngoại giao khó phát huy tác dụng.
ICG kêu gọi quan chức cấp cao hai nước cần khẩn trương tập trung vào thương thảo về những cơ chế quản lý khủng hoảng, các nhà lãnh đạo cần cung cấp không gian chính trị thuận lợi cho hoạt động ngoại giao.
“Mong muốn cùng chia sẻ để tránh xung đột quân sự và thúc đẩy quan hệ kinh tế là nền tảng chung để Trung Quốc và Nhật Bản tham gia kênh liên lạc hữu ích với nhau”, Yanmie Xie, nhà phân tích của ICG nói. “Cách duy nhất để tránh một cuộc xung đột lớn hơn là cùng làm việc để hướng tới thiết lập những cơ chế thông tin và giảm thiểu khủng hoảng mạnh mẽ hơn”.
Theo VietNamNet
Ý kiến ()