Sơn La chú trọng phát triển kinh tế vùng cao, biên giới
Chính sách thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Sơn La. Các chương trình của tỉnh về phát triển địa bàn vùng cao, biên giới; gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và ổn định dân cư bước đầu tạo ra sự đổi mới quan trọng trên nhiều mặt.Trên địa bàn tỉnh, cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục được điều chỉnh nhằm phát huy lợi thế của từng vùng. Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 được tập trung đầu tư và phát huy vai trò động lực kinh tế tạo sự lan tỏa thúc đẩy các vùng phát triển;khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển khá; các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến sữa, chè, cà-phê, mía đường, bia, rượu, hoa quả... đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Vùng kinh tế dọc sông Đà được khai thác và từng bước phát huy tiềm năng lợi thế, đóng...
Trên địa bàn tỉnh, cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục được điều chỉnh nhằm phát huy lợi thế của từng vùng. Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 được tập trung đầu tư và phát huy vai trò động lực kinh tế tạo sự lan tỏa thúc đẩy các vùng phát triển;khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển khá; các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến sữa, chè, cà-phê, mía đường, bia, rượu, hoa quả… đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Vùng kinh tế dọc sông Đà được khai thác và từng bước phát huy tiềm năng lợi thế, đóng góp quan trọng bảo vệ môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ đường sông.
Tỉnh cũng tập trung ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tăng cường các nguồn vốn để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục. Nỗ lực của Sơn La trong khai thác các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội trong vùng, đã tạo bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao và biên giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh.
* Nhiều năm qua Vĩnh Phúc đẩy mạnh việc quy hoạch chi tiết đô thị và nông thôn, nhất là khu vực đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên. Các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất là các công trình trọng điểm. Đến nay có gần 97% tuyến đường tỉnh, 67% tuyến giao thông nông thôn được cứng hóa. Các tuyến xe buýt được mở đến tất cả các huyện, thành phố, thị xã. Hệ thống điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. Đến nay 100% số xã của tỉnh có điện lưới quốc gia, 97% dân số được dùng điện lưới. Mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng, chất lượng bảo đảm, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hệ thống cấp nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Tỉnh cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng, nhiều khu đô thị mới, thị trấn được thành lập. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 14% lên 22,4%. Công tác quản lý, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được chú trọng và có chuyển biến bước đầu. Hạ tầng kỹ thuật ở nhiều khu vực nông thôn của tỉnh đang được đầu tư xây dựng. Diện mạo nông thôn Vĩnh Phúc đang từng bước thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()