Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
.style1 { TEXT-ALIGN: justify}.style2 { color: #0000FF;}Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)Ngày 20/6, nhân dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011), các tỉnh, thành phố và nhiều đơn vị trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng.*Kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2011), chiều 20/6, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên của TTXVN và giới báo chí cả nước nói chung nhân Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Phó Thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp của báo chí nói chung, trong đó có TTXVN trong công cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước trước đây cũng như xây dựng và...
Ngày 20/6, nhân dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011), các tỉnh, thành phố và nhiều đơn vị trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng.
*Kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011), chiều 20/6, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên của TTXVN và giới báo chí cả nước nói chung nhân Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Phó Thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp của báo chí nói chung, trong đó có TTXVN trong công cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước trước đây cũng như xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng với những kết quả mà TTXVN – cơ quan báo chí có bề dầy truyền thống hàng đầu đất nước, trong những năm qua luôn làm tròn nhiệm vụ là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Với hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cùng đội ngũ nhân lực phát triển hùng hậu, các loại hình truyền thông của TTXVN đã có sức lan tỏa và tiếp cận tới mọi miền đất nước cũng như kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế. Cùng với các cơ quan báo chí khác, TTXVN đã làm tốt việc cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, định hướng dư luận xã hội, thực hiện tốt chức năng thông tấn nhà nước.
Phó Thủ tướng mong muốn, các cơ quan báo chí cả nước và TTXVN sẽ phát huy ngày càng hiệu quả hơn nữa vai trò nâng cao dân trí, đưa thông tin về mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thắt chặt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. TTXVN sẽ có phương thức tổ chức, sử dụng hiệu quả hơn nữa thế mạnh từ hệ thống phân xã tại 63 tỉnh, thành phố và 27 cơ quan đại diện ở nước ngoài, tăng cường sự phối hợp đội ngũ phóng viên, biên tập viên giữa các đơn vị để tạo nên sức mạnh chính trị cũng như kinh tế của một tập đoàn truyền thông quốc gia. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương thức tác nghiệp điện tử mà TTXVN là một trong những đơn vị đi đầu triển khai cũng là hướng đi đúng. Vì vậy, TTXVN cần xây dựng và phát huy lợi thế về hạ tầng công nghệ thông tin để trở thành cơ quan báo chí hàng đầu, mẫu mực trong việc tác nghiệp điện tử và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Thay mặt tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của TTXVN, Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ nói chung và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói riêng; đồng thời, báo cáo với Phó Thủ tướng về hoạt động của TTXVN thời gian qua. Với chức năng thông tấn nhà nước, TTXVN đã luôn hoàn thành tốt việc cung cấp thông tin đến các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài, nhất là về các sự kiện trọng đại của đất nước; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, cải chính những thông tin sai lệch, phản bác các thông tin có dụng ý xuyên tạc. Trong xu hướng phát triển chung của báo chí hiện đại, TTXVN cũng chú trọng phát triển hệ thống thông tin đa phương tiện, gồm: báo in, báo điện tử, thông tin qua mạng di động, truyền hình.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các đơn vị thuộc TTXVN, chia sẻ với các nhà báo của TTXVN về những mối quan tâm liên quan đến các vấn đề của đất nước, dân tộc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng ủng hộ, tạo mọi điều kiện để TTXVN làm tốt hơn vai trò cơ quan thông tấn nhà nước, để thông tin của TTXVN ngày càng tới được đông đảo người dân, kể cả người dân vùng đặc biệt khó khăn.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm Trung tâm Truyền hình Thông tấn, được chính thức phát sóng hơn 10 tháng qua; thăm Ban Biên tập Tin đối ngoại của TTXVN.
*Tại Hà Giang, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Hà Giang lần thứ 2 năm 2011 cho 24 tác phẩm đoạt giải. Đồng chí Hoàng Kiệm, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang 86 năm qua của Báo chí Cách mạng Việt Nam và hoạt động của báo giới Hà Giang, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh vùng cao nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Phát huy truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam, năm 2011 và những năm tiếp theo, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và những người làm báo Hà Giang tiếp tục trau dồi đạo đức của người làm báo cách mạng, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mặc dù phải tác nghiệp ở một địa bàn có địa hình được coi là khó khăn bậc nhất của cả nước, song mỗi hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang nguyện sẽ thường xuyên học tập, rèn luyện về chính trị, nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí thấm đẫm hơi thở của cuộc sống.
* Tại Gia Lai: Hội nhà báo tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm, gặp mặt. Đây là dịp để các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng lãnh đạo tỉnh ôn lại truyền thống của ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, cùng chia sẻ những khó khăn của nghề báo qua những dấu mốc lịch sử, những kỷ niệm khó quên trong nghề; đồng thời là dịp để các phóng viên, nhà báo trẻ học hỏi kinh nghiệm của các bậc nhà báo lão thành, từ đó tiếp tục trau dồi, nâng cao nghiệp vụ nghề… Nhân dịp này, Hội nhà báo tỉnh vinh dự được nhận cờ thi đua “Tập thể Hội xuất sắc năm 2010” và 5 đồng chí lãnh đạo của tỉnh được nhận Kỷ niệm chương của Hội nhà báo Việt Nam vì đã có những đóng góp to lớn trong công tác báo chí năm 2010.
*Tại Bình Phước: Văn Phòng Ban chỉ đạo về Phòng chống tham nhũng (BCĐ về PCTN) tỉnh đã tổ chức họp mặt và giao lưu với các nhà báo trên địa bàn tỉnh. Tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Minh Được, Phó Trưởng ban Thường trực, kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ đạo mong muốn báo chí sẽ là một lực lượng tham mưu giúp BCĐ nắm bắt được tình hình tham nhũng trên địa bàn; giúp tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; kịp thời phản ánh dư luận xã hội về cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… Thay mặt Văn phòng BCĐ về phòng chống tham nhũng tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Minh Được đã công bố số điện thoại đường dây nóng về PCTN: 0651.3500605 và rất mong các nhà báo sẽ trở thành cộng tác viên đáng tin cậy về phòng chống tham nhũng.
*Tại Cà Mau, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã có buổi họp mặt thân mật, thăm hỏi, chúc mừng các nhà báo của 30 cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và TP Hồ Chí Minh thường trú tại TP. Cần Thơ nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Phát biểu tại buổi họp mặt, thay mặt Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau Mai Triều Tiên chúc các cơ quan báo chí ngày càng phát triển, các nhà báo có nhiều tác phẩm hay, chất lượng cao. Đại diện lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho rằng thành tựu đó có sự đóng góp của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và TP Hồ Chí Minh. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau luôn trân trọng và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ thông tin, tuyền thông quảng bá thiết thực hiệu quả từ các nhà báo.
* Tại Quảng Trị, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 86 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, đồng thời phát động phong trào thi đua tới đông đảo hội viên. Báo Quảng Trị tổ chức tọa đàm kỷ niệm 86 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và tổng kết cuộc thi “Gương người tốt – việc tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 4 năm phát động, cuộc thi nhận được gần 200 bài dự thi, đã có 90 bài được chọn đăng trên Báo Quảng Trị. 30 tác phẩm đã được Ban tổ chức đưa vào chung khảo phản ánh những cá nhân thực sự là người tốt, có những việc làm tốt được xã hội tôn vinh, ghi nhận.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích. Cũng trong dịp này, Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh đã có chuyến thăm chiến khu Ba Lòng thuộc huyện Đakrông. Nhiều hội viên CLB nhà báo cao tuổi từng có thời gian công tác, chiến đấu tại chiến khu Ba Lòng trong những ngày đầu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đi thăm các địa danh lịch sử, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh, bảo vệ chiến khu.
* Tại Ninh Thuận, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tới thăm và chúc mừng Hội Nhà báo tỉnh và các Báo, thường trú các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. Tại các nơi đến thăm, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đánh giá cao những đóng góp của các phóng viên báo chí vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin; chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin – tuyên truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước.
Hội nhà báo tỉnh Ninh Thuận cũng đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và tổng kết trao Giải báo chí tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV năm 2010 cho 15 nhà báo đạt giải thuộc các thể loại báo viết, phát thanh và truyền hình tỉnh./.
*Tại Hoà Bình: Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 86 năm này Báo chí cách mạng Việt Nam với sự có mặt của 111 hội viên thuộc các chi hội. Nét nổi bật của Hội Nhà báo Hoà Bình trong những năm qua là thực hiện tốt quy định đạo đức của người làm báo; mở được các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho các nhà báo. Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tới dự và trao giải báo chí năm 2010 của Hội Nhà báo tỉnh cho 13 nhà báo, nhóm tác giả đoạt giải. Cũng tại buổi gặp mặt, Báo Hoà Bình đã được đón nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo T.Ư vì đã có những đóng góp đáng kể trong sáng tác, quảng bá, tuyên truyền về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
* Tại Bắc Ninh, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức trao giải Giải Báo chí Ngô Gia Tự năm 2010. Trên bước đường đổi mới của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, quê hương, cùng với báo chí cả nước, báo chí Bắc Ninh có nhiều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh đã trao Giải Báo chí Ngô Gia Tự năm 2010 bao gồm: 1 giải Nhất, 7 giải Nhì, 11 giải Ba, 18 giải Khuyến khích cho các tác giả đạt giải. Hội Nhà báo tỉnh nhận Cờ thi đua danh hiệu Tập thể Hội xuất sắc năm 2010 do Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng.
* Tại Cần Thơ, trong lễ kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, các phóng viên, biên tập viên Hội Nhà báo TP Cần Thơ bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, nhà báo lỗi lạc, người thầy vĩ đại đã chăm lo đào tạo, rèn luyện các thế hệ đội ngũ những người làm báo cách mạng. Dịp này, Hội Nhà Báo TP. Cần Thơ đã tổng kết và trao giải Báo chí Phan Ngọc Hiển – thành phố Cần Thơ lần thứ 5 năm 2010 -2011 với chủ đề “Phát huy những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào hành động cách mạng, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố, góp phần xây dựng Cần Thơ văn minh, hiện đại trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng ĐBSCL”. Giải thưởng được xét trao ở 4 thể loại: báo in, báo hình, báo nói và ảnh báo chí. Đây là năm đầu tiên thể loại ảnh báo chí được đưa vào giải báo chí Phan Ngọc Hiển; có 2 tác phẩm đoạt giải nhất ở thể loại báo in và báo hình, có 4 tác phẩm đoạt giải nhì, 12 tác phẩm đoạt giải ba và 14 tác phẩm cả 4 thể loại: báo in, báo hình, báo nói và ảnh báo chí đoạt giải khuyến khích.
*Tại Tây Ninh, Hội nhà báo tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 86 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Tây Ninh năm 2011. Trong những năm qua, đội ngũ làm báo ở Tây Ninh đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Báo chí đã tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh sinh động thực tiễn của sự nghiệp đổi mới trên quê hương cách mạng Tây Ninh trung dũng, kiên cường, góp phần phát hiện, cổ vũ, động viên, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, kích thích các phong trào thi đua trong tỉnh. Báo chí tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội; phản bác các luận điệu xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng, chống phá Đảng ta.
Tại buổi lễ, Hội nhà báo Việt Nam tỉnh đã trao giải báo chí năm 2011 cho các nhà báo, phóng viên trong tỉnh. Giải đặc biệt là tác phẩm “Thu hoạch lê thê – còn đâu vị ngọt mía đường” của đồng tác giả Phương Nguyệt – Quốc Tuấn (Đài Phát thanh – truyền hình Tây Ninh). Giải nhất thể loại báo in thuộc về tác giả Dương Nguyễn Hoàng Anh (báo Tây Ninh) với loạt bài “Kinh doanh đa cấp – liệu có làm giàu”; Giải nhất thể loại truyền hình thuộc về đồng tác giả Phương Nguyệt – Quốc Tuấn (Đài Phát thanh – truyền hình Tây Ninh) với tác phẩm “Những bất cập quanh chuyện nghèo”./. |
Theo DangcongsanVn
Ý kiến ()