Số người mắc bệnh tay, chân, miệng tăng cao ở nhiều địa phương
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, bệnh tay, chân, miệng tại thành phố đang ở mức báo động với 143 ca/tuần. Từ đầu năm đến nay, thành phố có 936 ca tay, chân, miệng, riêng tháng 2 có 498 ca (tăng 14% so với tháng 1).Hiện có 65% số phường, xã của thành phố có ca bệnh. Để ngăn chặn dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh thành lập sáu đoàn kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch tại các quận, huyện, phường, xã và trường học. Ngành y tế thành phố yêu cầu, các quận, huyện tập trung phòng, chống dịch bệnh; các trường học báo cáo số liệu về trung tâm dự phòng để được cấp phát hóa chất khử khuẩn.Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 146 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, bệnh đã xảy ra tại 13 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, cao nhất là huyện Thăng Bình với 37 ca, kế đến là huyện Phú Ninh 21 ca.Trong những ngày qua, ngành y tế tỉnh phối hợp các...
Hiện có 65% số phường, xã của thành phố có ca bệnh. Để ngăn chặn dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh thành lập sáu đoàn kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch tại các quận, huyện, phường, xã và trường học. Ngành y tế thành phố yêu cầu, các quận, huyện tập trung phòng, chống dịch bệnh; các trường học báo cáo số liệu về trung tâm dự phòng để được cấp phát hóa chất khử khuẩn.
Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 146 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, bệnh đã xảy ra tại 13 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, cao nhất là huyện Thăng Bình với 37 ca, kế đến là huyện Phú Ninh 21 ca.
Trong những ngày qua, ngành y tế tỉnh phối hợp các địa phương và các cơ sở y tế đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân; nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ, các trường mẫu giáo, các cơ sở trông giữ trẻ… giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp; đồng thời phát hiện điều trị kịp thời các trường hợp bị bệnh, ngăn chặn bệnh tay, chân, miệng bùng phát trên diện rộng.
Tính đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 235 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng (TCM) đã và đang điều trị tại các cơ sở y tế. Hiện, Trung tâm đang điều trị cho 345 ca của cả TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết, dịch TCM năm nay có sự xuất hiện của chủng vi-rút mới mang tên Enterovirut 71. Đây là loại vi-rút có khả năng gây biến chứng tử vong cao.
Tại cuộc họp, ngày 6-3 với lãnh đạo ngành y tế và đại diện các quận, huyện về phòng, chống bệnh TCM, UBND thành phố yêu cầu ngành y tế tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, tập trung tuyên truyền công tác phòng, chống dịch TCM tới tận khu dân cư, tổ dân phố, mỗi nhà dân. Đặc biệt, đề cao công tác kiểm tra, giám sát tình hình bệnh TCM và các bệnh dịch khác trên địa bàn thành phố, không để lây lan mầm bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, bảo đảm đủ thuốc để điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế tối đa không để xảy ra trường hợp tử vong do TCM.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đác Nông, từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 53 ca mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó nhiều nhất là huyện Krông Nô là 19 ca, thị xã Gia Nghĩa 11 ca, sáu huyện còn lại đều phát hiện các ca mắc bệnh tay, chân, miệng, nhưng số lượng không nhiều.
Đáng chú ý, đầu tháng 3 này, tại Trường mầm non Sơn Ca ở phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa đã phát hiện có bảy cháu mắc bệnh tay, chân, miệng. Vì vậy, ngày 6-3 Trường mầm non Sơn Ca đã quyết định đóng cửa trong một tuần để các cán bộ y tế Trung tâm y tế thị xã Gia Nghĩa và Trạm y tế phường Nghĩa Đức tiến hành phun thuốc khử trùng, dọn dẹp, vệ sinh tẩy rửa chung quanh khu vực trường học và lau chùi đồ chơi trẻ em bằng dung dịch CloraminB.
Theo Nhandan
Ý kiến ()