LSO-Ngày 25/4/2012, ngành GD&ĐT LạngSơn đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg, ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Đồng chí Tô Hùng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi dự và chỉ đạo hội nghịTriển khai Quyết định 239, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Ban chỉ đạo các cấp được kiện toàn, ngành GD&ĐT đã tổ chức học tập quán triệt các văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn và tiến hành điều tra, kiểm tra đánh giá phổ cập. Trong các giải pháp thực hiện, song song với quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng đội ngũ, đổi mới chương trình GDMN, tăng cường...
LSO-Ngày 25/4/2012, ngành GD&ĐT Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg, ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Đồng chí Tô Hùng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi dự và chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo
phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi dự và chỉ đạo hội nghị
Triển khai Quyết định 239, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Ban chỉ đạo các cấp được kiện toàn, ngành GD&ĐT đã tổ chức học tập quán triệt các văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn và tiến hành điều tra, kiểm tra đánh giá phổ cập. Trong các giải pháp thực hiện, song song với quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng đội ngũ, đổi mới chương trình GDMN, tăng cường trang thiết bị, đảm bảo ngân sách cho cấp học, thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh mầm non, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, đã góp phần đưa công tác xã hội hóa GD nói chung và GDMN lên một bước mới hiệu quả hơn.
Đến hết tháng 12/2011, toàn tỉnh đã có 166 trường MN, tăng 24 trường so với năm học trước. Tỷ lệ huy động trẻ ra nhà trẻ đạt 26%, tăng 1,5%, ra mẫu giáo đạt 97,4% tăng 2,09%, trong đó huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,1%. Bước đầu đã có 27 đơn vị đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, đạt tỷ lệ 11,94%. So với cả nước, Lạng Sơn là địa phương đạt tiến độ trung bình về phổ cập GDMN theo Đề án 239.
Tuy nhiên, đến nay tỉnh vẫn còn tới 70 xã chưa tách trường MN, 27 trường chưa hoàn thành quy hoạch sử dụng đất và huyện Văn Lãng chưa có đơn vị nào hoàn thành phổ cập. Chế độ đối với giáo viên MN còn nhiều bất cập, còn có sự bất bình đẳng về thu nhập của GV hợp đồng giữa các huyện, thành phố.
Phát biểu tại hội nghị, sau khi phân tích các vấn đề trong quá trình phổ cập, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Ngành GD&ĐT cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Các địa phương cần rà soát kỹ lưỡng các trường MN trên địa bàn theo các tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đã đề ra và phân tích kỹ những thuận lợi, khó khăn trong công tác phổ cập, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch sát, đúng để đẩy nhanh tiến độ. Có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên. Đồng chí cũng đề nghị các Sở Nội vụ, Giáo dục, Tài Chính chuẩn bị cho hội nghị liên ngành dưới sự chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh bàn về biên chế, chế độ tiền lương cho đội ngũ GVMN ngay trong nửa đầu tháng 5 tới; tránh tình trạng có GV hợp đồng 2, 3 hoặc 6 tháng và chỉ được lĩnh 800 ngàn tiền lương mỗi tháng như hiện nay.
Từ nay đến năm 2015 khối lượng công việc còn rất lớn. Do đó, công tác chỉ đạo cần quyết liệt hơn, đòi hỏi sự năng động hơn trong ban chỉ đạo các cấp và các nhà trường. Yêu cầu về tiến độ, nhưng không chạy theo thành tích mà bỏ qua các tiêu chí cơ bản. Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi cần được thực hiện song song với xây dựng trường đạt chuẩn QG để chất lượng phổ cập ngày càng được nâng cao.
MH
Ý kiến ()