Slovakia bầu Quốc hội trước thời hạn
Ngày 30/9, Slovakia tiến hành cuộc bầu cử Hội đồng Nhà nước (Quốc hội) trước thời hạn. Khoảng 4,3 triệu cử tri Slovakia đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu để bầu 150 đại biểu tại Quốc hội mới trong số các ứng cử viên từ 25 đảng phái chính trị và liên minh.
Các ứng viên Robert Fico, lãnh đạo đảng đảng Dân chủ Xã hội Smer (Smer-SD) và Michal Simecka, lãnh đạo phong trào Cấp tiến Slovakia (PS), bắt tay chào nhau trước cuộc tranh luận trên truyền hình tại TV TA3, trước cuộc bầu cử quốc hội sớm của Slovakia tại Bratislava ngày 26/9/2023. (Ảnh: REUTERS) |
Trước thềm cuộc bầu cử, truyền thông Slovakia đã kêu gọi cử tri tích cực đi bỏ phiếu. Tờ Pravda của Slovakia nhận định người dân nước này thất vọng trước tình hình chính trị của đất nước và đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc đưa ra lựa chọn giữa các ứng cử viên.
Theo Bộ Nội vụ Slovakia, một con số kỷ lục là gần 59.000 cử tri đã bỏ phiếu qua đường bưu điện từ nước ngoài, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là từ nước láng giềng Séc với gần 23.500 cử tri.
Theo Bộ Nội vụ Slovakia, một con số kỷ lục là gần 59.000 cử tri đã bỏ phiếu qua đường bưu điện từ nước ngoài, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là từ nước láng giềng Séc với gần 23.500 cử tri.
Theo kết quả thăm dò dư luận, có tới 9 đảng phái chính trị có thể giành đủ số phiếu để có đại diện tại Quốc hội Slovakia. Theo luật pháp nước này, để giành được ghế trong cơ quan lập pháp cao nhất, một đảng cần có ít nhất 5% số phiếu bầu, trong khi ngưỡng tối thiểu đối với một liên minh gồm 2 hoặc 3 đảng là 7%, liên minh gồm 4 đảng là 10%.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng Dân chủ Xã hội Smer (Smer-SD) của cựu Thủ tướng Robert Fico và phong trào Cấp tiến Slovakia (PS) của Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Michal Simecka dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ của cử tri. Giới phân tích nhận định kết quả cuộc bầu cử và việc thành lập chính phủ mới ở Slovakia sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của quốc gia Trung Âu với 5,5 triệu dân này.
Ý kiến ()