Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm tránh nguy cơ suy thoái
Thay vì sử dụng lãi suất, Singapore quản lý chính sách tiền tệ bằng các cho phép giá trị đồng nội tệ lên hoặc xuống so với một giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại chính.
Tăng trưởng kinh tế của Singapore chậm nhất trong gần một thập niên
Ngày 14/10, Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua nhằm tránh nguy cơ suy thoái vào quý 3.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tranh cãi thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của đảo quốc này.
Singapore vốn là nền kinh tế đầu tiên trong số các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của châu Á bị ảnh hưởng bởi đà tăng trưởng chậm, khiến nước này phải theo dõi sát sao biến động của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.
Những tháng gần đây, nền kinh tế Singapore đã bị tác động mạnh, với việc tỷ lệ tăng trưởng và xuất khẩu sụt giảm.
Ngân hàng trung ương Singapore đã có bước đi tương tự với các ngân hàng khác trên thế giới, từ châu Âu đến Mỹ, nới lỏng tiền tệ do lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết dự định sẽ áp dụng biện pháp cho phép một đồng đôla Singapore yếu hơn.
Thay vì sử dụng lãi suất, Singapore quản lý chính sách tiền tệ bằng các cho phép giá trị đồng nội tệ lên hoặc xuống so với một giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại chính.
MAS cho biết trong 6 tháng qua, ảnh hưởng của lĩnh vực sản xuất lên tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng lớn do giảm đầu tư, một phần xuất phát từ sự bất trắc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung .
Các số liệu GDP sơ bộ cho thấy nền kinh tế Singapore đang đứng trước nguy cơ suy thoái. Trong 3tháng tính từ tháng Chín, tăng trưởng GDP hằng quý chỉ đạt 0,6%, dù con số này đã tích cực hơn cú “sốc” trong quý 2, khi GDP tăng trưởng ở mức âm 2,7%. Tính trên cả năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,1%.
Đợt suy thoái gần đây nhất ở Singapore là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Sự giảm đà nói trên là do lĩnh vực sản xuất, một trụ cột của nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại.
Lĩnh vực này đã giảm 3,5%, mạnh hơn mức giảm 3,3% trong quý trước.
Lượng cầu hàng hóa giảm mạnh khi Mỹ và Trung Quốc trả đũa lẫn nhau bằng các mức thuế đánh vào hàng tỷ USD hàng hóa của hai bên, ảnh hưởng đến xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực xuất khẩu của Singapore./.
Theo Vietnamplus
Ý kiến ()