Khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu tại Vũng Áng Ngày 4-7, tại Khu kinh tế Vũng Áng - xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Tập đoàn kinh tế Phone Sack Group (nước bạn Lào) khởi công Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phone Sack Việt Nam.Dự lễ khởi công có đồng chí Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vắt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ CHDCND Lào; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phone Sack Việt Nam được xây dựng trên diện tích 30 ha ở xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh với số vốn đầu tư 50 triệu USD. Dự án đi vào hoạt động thu hút hơn 1.500 lao động, mỗi năm sản xuất 180 nghìn m3 gỗ ghép, ván sàn, bàn ghế và các sản phẩm khác; trong đó 40% sản phẩm xuất khẩu; nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Lào, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và một phần từ rừng trồng Việt Nam. Dự kiến Nhà máy sẽ đi vào hoạt động cuối năm...... 09:15 | 06/07/2012
Chặt chẽ trong quản lý để doanh nghiệp phát triển thực sự bền vững Trước thực tế khó khăn của các doanh nghiệp đang phải đối mặt, Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập được Thủ tướng phê duyệt ngày 11/4/2012 vừa qua đã được hy vọng phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.Báo cáo của Văn phòng Chính phủ tại phiên họp báo thường kỳ tháng 3/2012 cho thấy, trong quý I, có 2.200 doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới là trên 15.300 doanh nghiệp. Bởi thế, Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập được Thủ tướng phê duyệt ngày 11/4/2012 vừa qua đã được hy vọng phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đề án được nhìn nhận như một giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; tăng...... 08:22 | 24/04/2012
Cà-phê Việt Nam có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Hiệp hội cà-phê, ca-cao Việt Nam cho biết, hiện diện tích cà-phê cả nước đạt hơn 500.000 ha, năng suất đạt hơn hai tấn/ha. Trung bình mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu gần một triệu tấn cà-phê nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng là đối tác xuất khẩu cà-phê của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.Từ nay đến năm 2013, Hiệp hội đặt mục tiêu giữ vững diện tích khai thác 500 nghìn ha với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn/năm, giữ 15% thị phần xuất khẩu cà-phê thế giới....... 13:09 | 11/04/2011
Kiểm soát an toàn rau, quả đang có bước chuyển nhanh và bền vững Cán bộ Chi cục BVTV vùng 8 làm xét nghiệm nhanh với rau, quả. Vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vì vậy, sau khi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) có hiệu lực từ ngày 1-7-2011, ngành bảo vệ thực vật đã được đầu tư các trung tâm xét nghiệm hiện đại để kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại rau, củ, quả, bảo đảm sức khỏe nhân dân và hàng xuất khẩu.Thực tế việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề khó và phức tạp, vì vậy Luật ATTP đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành liên quan để hướng tới kiểm soát chất lượng thực phẩm theo chuỗi "từ trang trại tới bàn ăn". Trong đó, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) được giao trách nhiệm chính về quản lý Nhà nước về ATTP từ "nông trại đến chợ" đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật sản xuất trong nước và kiểm tra ATTP đối với hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, do các ngành chức năng khác không có "quân" và chuyên...... 10:20 | 19/12/2012
Ðể khoa học, công nghệ là điểm tựa phát triển nông nghiệp bền vững Giống ngô lai đơn LVN61 do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo, được công nhận giống mới năm 2010 và đăng ký bằng bảo hộ bản quyền giống cây trồng số 33.VN.2010. Trong ảnh: Đánh giá mô hình giống ngô lai LVN61 tại Chiềng Sung (Sơn La). Ảnh: Viện Nghiên cứu ngô Năm 2012, lần đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam tặng các tập thể và cá nhân có những sản phẩm khoa học, công nghệ hữu ích vì sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, để khoa học, công nghệ thật sự là điểm tựa cho nông nghiệp phát triển bền vững, cần sự đổi mới căn bản về cơ chế quản lý, cũng như những chính sách đồng bộ.Bứt phá từ những thành tựu khoa học Trao đổi ý kiến với chúng tôi về tầm quan trọng của khoa học, công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, thạc sĩ Trần Thẩm Tuấn, Giám đốc Trung tâm đầu tư và phát triển ngô (Viện nghiên cứu Ngô) đúc rút ba lợi ích chính mà các giống ngô sản...... 09:11 | 04/12/2012
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Khai mạc hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Tây Bắc năm 2012 Tối 15/10, tại Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Tây Bắc năm 2012. Tham gia hội chợ có 200 gian hàng của 150 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và một số nước láng giềng như: Lào, Trung Quốc. Sản phẩm nông nghiệp tham gia hội chợ gồm: giống cây trồng, vật nuôi, sinh vật cảnh; nông sản hàng hóa đặc trưng của từng địa phương; các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; hàng thủ công mây tre đan, cùng nhiều loại vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp... Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, hội chợ là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp nông nghiệp và thương mại trong tỉnh Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ...... 10:09 | 16/10/2012
Cấp gạo hỗ trợ học sinh các vùng khó khăn của tỉnh Thanh Hóa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định cấp gạo hỗ trợ cho học sinh vùng khó trên địa bàn tỉnh trong học kỳ 2 năm học 2017-2018.... 11:08 | 09/03/2018
Cảnh báo mưa dông, lốc xoáy ở vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay (15-1), khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.... 10:31 | 15/01/2018