Giữ vững thương hiệu Ngân hàng Quân đội Một điểm giao dịch của MB. Kinh tế thế giới năm 2012 ảm đạm, khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế thế giới suy thoái phục hồi chậm. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2012 chỉ đạt 2,3%, tăng trưởng thương mại 3,6%, liên tục giảm sút trong ba năm trở lại đây và dự báo kinh tế thế giới năm 2013 còn tiếp tục khó khăn.Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, nhiều doanh nghiệp khó khăn giải thể, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản "đóng băng".Hoạt động các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ xấu cao, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống rất thấp ước đạt 8,91%. Lãi suất cho vay VNĐ giảm 5-9%, lãi suất huy động VNĐ giảm 3-6% so với cuối năm 2011. Các chương trình trọng tâm của hệ thống ngân hàng: tái cơ cấu và xử lý nợ xấu có tiến triển nhưng còn chậm, chưa tạo chuyển biến tích cực.Kết quả kinh doanh năm 2012Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, môi trường kinh doanh không thuận lợi, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã thực...... 09:34 | 19/01/2013
Sức sống mới trên vùng đất Triệu Thành Về Triệu Thành (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) những ngày này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước diện mạo mới của xã, nhiều công trình đã và đang được xây dựng hiện đại. Chính sự đồng thuận giữa ý Ðảng, lòng dân trong xây dựng NTM ở Triệu Thành đã giúp bộ mặt làng quê ngày càng thay da đổi thịt.... 08:43 | 15/02/2014
Cánh đồng mía 1.000 ha ở vùng lũ Cánh đồng mía bạt ngàn một mầu xanh, nằm sâu trong vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên. Trước khi về vùng này chỉ nghe nói về cây lúa, khoai lang, dưa hấu, bí rợ, ít người bàn về cây mía. Nhưng nay đã khác, cây mía đã có mặt trong bước chuyển dịch cây trồng tại vùng tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang.Ông Trần Đạt Duy giới thiệu về quá trình phát triển của cây mía. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của tỉnh vừa công bố, đến năm 2015 tứ giác Long Xuyên sẽ hiện diện 1.500 ha mía, trong tổng số 5.000 ha toàn tỉnh. Với diện tích này, Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam sẽ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chuyên biệt với diện tích 850 ha tại Nông trường Bình Sơn (Hòn Đất), trong đó có 350 ha thực nghiệm sản xuất mía giống, còn lại là diện tích mía có sẵn tại cánh đồng mía của Đạt Duy ở xã Bình Giang (Hòn Đất).Tháng 9-2010, ông Trần Đạt Duy, Việt kiều Ô-xtrây-li-a nhận 1.000 ha đất của chi nhánh Công ty Hải Vân giao lại cho...... 10:10 | 01/01/2000
Thắt chặt chi phí, giữ vững sản xuất Sản xuất nhôm thanh định hình tại Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng. Nguồn vốn vay hạn hẹp, lãi suất cao, sản phẩm ế ẩm, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao... là nguyên nhân khiến các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, có doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.Đã nhiều tháng nay, Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng phải cắt bớt nhân công, giảm giờ làm, thắt chặt chi tiêu để ổn định sản xuất. Là một doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất nhôm thanh định hình, những năm trước, công ty lúc nào cũng có khoảng 500 công nhân làm việc ba ca/ngày. Năm 2010, thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng nhưng hiện nay, chỉ còn 400 công nhân làm việc với mức thu nhập 2,8 triệu đồng/người/tháng. Chị Trần Thị Thu cho biết, tôi làm việc ở đây được gần mười năm nhưng chưa khi nào thấy khó khăn như hiện nay. Trước đây hai vợ chồng làm cùng công ty, mỗi tháng thu nhập cả hai vợ chồng được gần tám...... 08:19 | 12/09/2011
Ðưa hàng Việt đến vùng cao Bát Xát Đồng bào dân tộc thiểu số mua hàng Việt Nam ở chợ phiên Trịnh Tường (Bát Xát). Bát Xát (Lào cai) là huyện vùng cao biên giới, hàng tiêu dùng từ bên ngoài thẩm lậu vào trong nước bằng nhiều cách. Triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhờ sự vào cuộc của chính quyền và Mặt trận, hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế trong lựa chọn tiêu dùng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.Chúng tôi đến thăm quầy hàng tạp hóa của chị Phạm Thị Thủy, ở chợ Mường Hum, huyện vùng cao biên giới Bát Xát (Lào Cai). Chị Thủy cho biết: Mấy năm trước, hàng Việt rất ít, chỉ chiếm không quá 40%, nhưng từ khi có chủ trương khuyến khích dùng hàng nội, bà con đã nhận thấy dùng hàng Việt an toàn hơn, chất lượng hơn, giá cả phù hợp nên bán khá chạy. Quầy hàng của chị Thủy giờ có khoảng 90% các mặt hàng được sản xuất trong nước; chỉ còn một số ít mặt hàng bia, nước giải khát, bánh kẹo có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán....... 08:23 | 05/08/2011
Vùng na trước những diễn biến bất thường Về phòng trừ sâu bệnh, ông Phan Văn Sáu, phụ trách Trạm bảo vệ thực vật huyện cho biết: Trong giai đoạn đậu quả hiện nay, nguy hiểm nhất là sự phát sinh của các loại chích hút như bọ xít lưng gù, bọ xít muỗi…làm giảm năng suất và phẩm cấp của sản phẩm. Trạm đã tăng cường cán bộ kỹ thuật tại các vùng trọng điểm về na trong toàn huyện, chủ động dự tính, dự báo và khuyến cáo, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cho người nông dân. Trước đó, người nông dân cũng đã chủ động phòng trừ bằng thuốc hóa học đợt một, đồng thời vẫn đang tiếp tục các biện pháp thụ phấn nhân tạo để tăng tỷ lệ đậu quả. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn, người nông dân vùng na đã và đang chủ động trước một mùa vụ bất thường, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây không chỉ là vùng kinh tế của huyện mà còn là vùng sản xuất nông sản hàng hóa trọng điểm của tỉnh.... 13:46 | 29/06/2011
Tái cấu trúc để phát triển bền vững Công ty TNHH MTV Cao-su Đác Lắc (DAKRUCO) được chuyển đổi mô hình hoạt động theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đác Lắc trên cơ sở Liên hiệp các Xí nghiệp Cao-su Đác Lắc để thực hiện chủ trương xây dựng vùng chuyên canh và phát triển trên quy mô lớn về cây công nghiệp.Sau ngày chuyển đổi, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên DAKRUCO từng bước thực hiện chiến lược phát triển dài hạn để khẳng định vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Mục tiêu hướng tới của DAKRUCO là trở thành tập đoàn kinh tế đa sở hữu, đa ngành nghề và đa khu vực. Để đạt mục tiêu đó DAKRUCO đã đẩy mạnh công tác tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến yếu tố khảo sát, đánh giá, thiết lập mô hình cấu trúc công ty mới; xác định trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng, ban; xây dựng hệ thống quản lý tổng thể; vận hành hệ thống quản lý mới; định hướng quy mô diện tích trồng cây cao-su; đầu tư khoa học - công nghệ; đa...... 09:17 | 06/07/2012
Vùng mơ Bản Mại mong một con đường Mỗi năm, vùng mơ Bản Mại (xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, Bắc Cạn) cung cấp cho thị trường khoảng 500 tấn mơ tươi. Tuy nhiên, do đường giao thông khó khăn nên để tiêu thụ được hết số mơ này, người dân phải dành chi phí 1,2 tỷ đồng cho việc thuê nhân công vận chuyển. Mơ ước có một con đường là mong mỏi bao năm nay của những người trồng mơ ở đây.Mơ vàng Bản MạiĐi xe máy được một đoạn từ trung tâm xã là hết đường, sau gần nửa ngày đường trèo đèo, vượt suối, chúng tôi đến được khu vực Bản Mại, xã Cao Kỳ khi mồ hôi đã ngấm ướt áo. Ngồi dưới tán những cây mơ 17 năm tuổi, nhìn những trái mơ vàng lấp lánh, ông Hà Quảng Đường, chủ của gần 2000 gốc mơ chia sẻ, mười bảy năm vào đây làm kinh tế, cây mơ thực sự là “hũ vàng” của nhiều người dân ở đây.Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, hưởng ứng phong trào trồng mơ tại các khu vực đất trống đồi trọc, nhiều hộ dân ở xã Cao Kỳ đã rời trung tâm xã...... 09:08 | 05/05/2011
Ðồng Nai phát triển chăn nuôi bền vững Trang trại chăn nuôi gà của ông Trần Văn Lượng tại Tây Bạch Lâm, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hướng đến mục tiêu chăn nuôi an toàn và bền vững, Đồng Nai đã quy hoạch 139 vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung với gần 16 nghìn ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, chủ trương này vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi, do nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Hiệu quả từ mô hình điểmĐồng Nai có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước (1,2 triệu con lợn, 10 triệu con gà), trung bình mỗi tháng cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 17 nghìn tấn thịt lợn, hai nghìn tấn thịt gà và hàng triệu trứng gà. Tuy được xem là địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi, nhưng nhìn chung tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 50%), là nguồn lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Để khắc phục những hạn chế trên, năm 2008, Đồng Nai quy hoạch 139 vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung...... 09:33 | 03/01/2013
Ðộng lực để Vinatex phát triển bền vững Một phân xưởng may của Công ty CP May Hưng Yên. Mục tiêu phấn đấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) trong giai đoạn khó khăn hiện nay là làm thế nào để người lao động (NLĐ) có thể lo được cho cuộc sống và đủ khả năng chăm sóc cho ít nhất một người nữa bằng tiền lương của mình. Đó cũng chính là động lực để Vinatex phát triển bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần sự nỗ lực chung của cả tập đoàn.Lương là giải pháp ưu tiênĐộng viên bằng tiền lương là một giải pháp tốt, đã được minh chứng trong hoạt động thực tế. Hầu hết mọi cán bộ, công nhân viên đều hy vọng mình có được thu nhập vừa ý từ công việc. Đãi ngộ tiền lương là phương pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mỗi cán bộ, công nhân viên. Có được thu nhập cao về tiền lương không những cho họ cảm nhận cuộc sống được bảo đảm mà còn có giá trị biểu hiện về vai trò trong xã hội và thành tựu cá nhân, có ý nghĩa tâm lý rất...... 10:19 | 31/10/2012